SEO Checklist đầy đủ nhất cho mọi website (Phiên bản 2024)

Nếu bạn đang tìm một bản SEO Checklist hoàn chỉnh để giúp bạn tăng organic traffic và thứ hạng tìm kiếm trên Google thì đây chính xác là cái bạn cần.

Từ những vấn đề SEO cơ bản đến phân tích các tín hiệu Off-page, bản checklist này hoạt động hiệu quả với mọi loại website muốn có kết quả tốt hơn với SEO.

Hướng dẫn sử dụng SEO Checklist

Checklist này được phân loại thành ba loại tác vụ.

  • Tác vụ làm một lần
  • Tác vụ làm định kỳ
  • Tác vụ làm mỗi khi có nội dung mới

Bạn chỉ cần thực hiện các tác vụ làm một lần trước, tiếp theo là các tác vụ định kỳ, và cuối cùng là các tác vụ mỗi khi bạn xuất bản nội dung mới.

Checklist SEO cơ bản

Hãy bắt đầu bằng những thứ cơ bản nhất, những thứ này không trực tiếp làm tăng thứ hạng từ khóa nhưng nó quan trọng trong việc giúp bạn chinh phục cô nàng đỏng đảnh mang tên Big G.

1. Cài đặt Google Search Console

Google Search Console là một công cụ miễn phí giúp bạn theo dõi hiệu suất của website.

Với Google Search Console, bạn có thể:

  • Xem từ khóa nào đang mang lại nhiều traffic
  • Kiểm tra thứ hạng từ khóa
  • Gởi XML Sitemap
  • Xác định lỗi của website

Xem hướng dẫn cài đặt Google Search Console từng bước

2. Cài đặt Google Analytics

Google Analytics cũng là một công cụ miễn phí cho phép bạn xem có bao nhiêu người đang truy cập website, họ đến từ đâu và họ tương tác với website như thế nào.

Xem hướng dẫn từng bước cài đặt Google Analytics tại đây.

Bạn nên kết nối Google Analytics với Google Search Console để có thể xem các dữ liệu Search Console trong Analytics. Xem hướng dẫn.

Tóm lại, cài đặt Google Analystics và Google Search Consle là hai bước quan trọng đầu tiên.

3. Cài đặt plugin SEO

Nếu bạn sử dụng WordPress thì bạn cần cài đặt plugin SEO để giúp bạn tối ưu hóa những thứ như sitemap, các thẻ như title, description,…

Đây là một vài lựa chọn

Nó sẽ giúp bạn tối ưu các yếu tố SEO technical cho Google trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

4. Tạo và gởi XML Sitemap

Sitemap giúp cho các công cụ tìm kiếm biết nơi tìm nội dung quan trọng trên website của bạn để chúng có thể dễ dàng thu thập thông tin và lập chỉ mục.

Đây là XML sitemap của Action Digital

Thông thường sitemap sẽ có URL như sau

/sitemap.xml
/sitemap_index.xml
/sitemap

Nếu bạn chưa biết cách gửi XML sitemap lên Google thì đây là hướng dẫn.

5. Tạo file Robots.txt

File Robots.txt cho các công cụ tìm kiếm biết nơi có thể và không thể thu thập thông tin trên website của bạn.

Robots.txt thường được sử dụng khi bạn muốn chặn Google thu nhập và hiển thị nội dung nào đó.

Ví dụ đối với các website TMĐT, nếu bạn muốn chặn Google thu thập và hiển thị các thông tin liên quan đến giỏ hàng thì đây là cách chặn.

Bạn có thể kiểm tra website của bạn có file robots.txt chưa tại domain.com/robots.txt

Nếu chưa có thì bạn nên tạo một file, ngay cả khi bạn không có ý định chặn bất cứ thông tin nào.

Xem thêm về Robots.txt tại đây

Checklist SEO Technical

SEO Technical là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu nhập dữ liệu, lập chỉ mục cũng như xếp hạng của website.

Các vấn đề về SEO Technical sẽ không còn là trở ngại hay khó khăn với bạn khi làm theo các hướng dẫn sau.

1. Cấu trúc website

Một website có cấu trúc rõ ràng sẽ giúp bạn điều hướng người dùng và công cụ tìm kiếm tốt hơn.

Bạn có thể dùng các phần mềm vẽ mindmap hoặc dùng dynalist.io để lên phát thảo sơ đồ cấu trúc website của mình sẽ như thế nào

Mỗi nhánh trên sơ đồ phải được liên kết nội bộ với nhau để cho người dùng và cả Google có thể dễ dàng di chuyển trên các trang.

2. URL thân thiện

Cấu trúc URL thân thiện với SEO giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu và hiểu nội dung của bạn. URL cũng phải đơn giản và mang tính mô tả được nội dung cho người dùng.

Một URL tối ưu sẽ như thế này: https://www.domain.com/dich-vu-seo/

Còn đây là URL không mang tính mô tả: https://www.domain.com/post.php?id=32

Hãy sử dụng dấu gạch ngang trong URL để phân biệt các từ, KHÔNG sử dụng dấu gạch dưới.

Giữ cho URL mang tính mô tả nội dung và ngắn nhất có thể. (Theo 1 nghiên cứu của Brian Dean thì các URL ngắn sẽ có xu hướng xếp hạng cao hơn URL dài.)

Xem thêm 10 lưu ý để tạo URL thân thiện.

3. Có thể thu thập thông tin (Crawlable)

Google không thể lập chỉ mục cũng như xếp hạng được nếu như nó không thể thu thập thông tin từ nội dung của bạn.

Hãy kiểm tra lỗi thu thập thông tin trong phần báo cáo Phạm vi lập chỉ mục của Google Search Console

Nếu bạn thấy Google đang gặp sự cố khi truy cập một trong những trang quan trọng của bạn thì hãy khắc phục sự cố đó càng sớm càng tốt.

4. Có thể lập chỉ mục (Indexable)

Thu thập thông tin và lập chỉ mục là hai việc hoàn toàn khác nhau. Không phải những thông tin thu thập được đều được lập chỉ mục.

Ví dụ khi bạn đặt thẻ noindex cho một URL nào đó thì Google sẽ không thể lập chỉ mục nội dung này.

Bạn cũng có thể xem các URL không được lập chỉ mục trong Google Search Console.

Nếu bạn thấy có các URL quan trọng đang bị “noindexed”, hãy xóa thẻ noindex.

💡Cách Google xem nội dung của bạn

Người dùng thì có thể thấy mọi thứ trên website nhưng Google thì chưa chắc.

Xin nhắc lại lần nữa là Google không thể xếp hạng nếu như nó không truy cập được vào nội dung của bạn.

Tôi khuyên bạn nên sử dụng chức năng Kiểm tra URL trên Google Search Console để xem nội dung của bạn dưới con mắt Google sẽ như thế nào.

Tôi cũng hay sử dụng chức năng này để thông báo cho Google mỗi khi tôi xuất bản nội dung mới. Rất hữu ích.

5. Sử dụng HTTPS

Google đã xác nhận HTTPS là một yếu tố xếp hạng từ năm 2014.

HTTPS sẽ bảo vệ dữ liệu người dùng của bạn, thậm chí đây là điều bắt buộc khi website có các form liên hệ, thông tin đăng nhập hoặc thông tin thanh toán.

Xem trên trình duyệt, nếu có ổ khóa như hình là website của bạn đã sử dụng HTTPS

6. Đảm bảo chỉ có 1 phiên bản tên miền

Bạn phải đảm bảo Google chỉ có thể lập chỉ mục MỘT phiên bản của website.

Đây là bốn phiên bản khác nhau của website và tất cả phải được trỏ đến một phiên bản duy nhất.

  • https://www.domain.com
  • https://domain.com
  • http://www.domain.com
  • https://domain.com

Việc bạn chọn phiên bản không có www hay có www không quan trọng, tùy bạn.

Để kiểm tra, bạn hãy nhập bốn phiên bản phía trên vào httpstatus.io

Ba phiên bản phía trên phải được redirect 301 về phiên bản thứ tư.

Tips: Tất cả các vấn đề kỹ thuật về HTTPS sẽ được giải quyết một cách đơn giản với plugin Really Simple SSL.

7. Cải thiện tốc độ tải trang

Google xác nhận rằng tốc độ tải trang là một yếu tố xếp hạng trên máy tính để bàn kể từ năm 2010 và thiết bị di động kể từ năm 2018.

Điều này là vô cùng dễ hiểu, bạn có thể sử dụng các công cụ như PageSpeed ​​InsightsGTMetrix để xem tốc độ tải website của bạn.

Nó thậm chí còn chỉ cho bạn cách để tăng tốc độ.

8. Thân thiện với thiết bị di động

Tính thân thiện với thiết bị di động là một yếu tố xếp hạng chính của Google.

Kể từ giữa năm 2019, Google ưu tiên lập chỉ mục trước cho thiết bị di động.

Nghĩa là nếu website của bạn không thân thiện với thiết bị di động, nó sẽ không được xếp hạng cao.

Bạn có thể kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của website bằng công cụ Mobile-Friendly Test của Google.

9. Tìm và sửa các link hỏng

Các link hỏng (Broken links) mang lại trải nghiệm người dùng không tốt, vì thế nó sẽ tác động tiêu cực đến kết quả SEO của bạn.

Điều này gây rất nhiều khó chịu cho người dùng khi truy cập tìm kiếm thông tin trên website của bạn.

Không những thế, nó còn làm chậm đi quá trình đưa nội dung của bạn lên bộ máy tìm kiếm do các bot khi thu thập nội dung của bạn rơi phải vào những trang lỗi 404.

Bạn cần phải tìm và sửa lại toàn bộ các link hỏng trên website càng sớm càng tốt.

Có một vài công cụ có thể tìm các link hỏng như DrLinkCheck.com, Ahrefs, Semrush

10. Tìm và sửa các lỗi về Redirect

Website của bạn không nên redirect quá nhiều lần (redirect chain) hoặc tạo ra vòng lặp (redirect loop)

Nếu phải sử dụng redirect thì chỉ đơn giản đi từ A đến B, không nên từ A đến B rồi từ B đến C,…

Để kiểm tra lỗi này, bạn sử dụng Site Audit của Ahrefs hoặc Semrush đều được.

Checklist Nghiên Cứu Từ Khóa

Nghiên cứu từ khóa là phần cực kỳ quan trọng trong SEO.

Nếu bạn không biết mọi người đang tìm kiếm những gì thì làm sao có thể tối ưu nội dung của mình cho các công cụ tìm kiếm?

Trong checklist này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách nhanh nhất để tìm thấy các từ khóa mà khách hàng của bạn đang tìm kiếm.

1. Tìm từ khóa của đối thủ

Cách nhanh nhất là nghiên cứu từ khóa của chính đối thủ cạnh tranh.

Nhập domain của đối thủ vào Site Explorer của Ahrefs, chọn Organic keywords để xem đối thủ của bạn đang được xếp hạng những từ khóa nào.

Tôi đã có bài hướng dẫn cách nghiên cứu từ khóa chi tiết từ đối thủ, bạn có thể xem thêm tại đây.

2. Tìm từ khóa chính

Mỗi trang trên website chỉ nên tập trung vào một từ khóa chính, mỗi khi xuất bản một bài viết mới thì bạn phải chắc chắn rằng mình đang nhắm tới một từ khóa chính tốt nhất có thể.

Thông thường thì từ khóa chính có volume search lớn, độ cạnh tranh cao và mô tả tổng quan nhất những gì bạn cung cấp.

Ví dụ bạn đang viết về các app cho vay tiền online, người dùng có thể sẽ tìm kiếm những truy vấn như là:

  • app vay tiền online nhanh
  • các app cho vay tiền online
  • app vay tiền online chỉ cần CMND

Vậy bạn nên nhắm tới từ khóa nào làm từ khóa chính?

Bạn có thể sử dụng Keywords Explorer của Ahrefs và xem Parent topic của từ khóa. Đây thông thường sẽ là từ khóa chính.

Lưu ý: Parent topic không phải lúc nào cũng chính xác 100% là từ khóa chính. Đây chỉ là gợi ý của Ahrefs chỉ ra từ khóa mang lại nhiều traffic nhất của trang đang top 1 mà thôi.

3. Tìm từ khóa dài

Thực tế là các từ khóa dài dù thường có volume search thấp hơn các từ khóa chính nhưng lại có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Bất kỳ công cụ nghiên cứu từ khóa nào hiện nay cũng có thể tìm ra từ khóa dài.

Ví dụ với Keywordtool.io

Hay Google Keyword Planner, công cụ nghiên cứu từ khóa chính thức của Google.

Tuy đây là dữ liệu của Google Ads nhưng cũng rất có ích cho việc nghiên cứu từ khóa trong SEO.

4. Tìm từ khóa dạng câu hỏi

Từ khóa dạng câu hỏi là vô cùng nhiều để bạn triển khai nội dung.

Đơn giản là vào Keywords Explorer, nhập từ khóa chính và xem phần Questions để hiển thị những từ khóa dạng câu hỏi mà mọi người đang tìm kiếm.

Bây giờ bạn có thể cân nhắc trả lời những câu hỏi này trong nội dung của mình.

5. Đánh giá mục đích tìm kiếm

Mục đích tìm kiếm (Search Intent) là cái người dùng mong muốn nhận được khi tìm kiếm trên Google. Nếu nội dung của bạn không đáp ứng được điều này, cơ hội xếp hạng của bạn là rất nhỏ.

Vậy làm sao để đánh giá được chính xác mục đích tìm kiếm của người dùng?

Hãy xem kết quả trả về trên Google có định dạng và loại bài viết như thế nào.

Ví dụ bạn tìm kiếm từ khóa “mẫu nhà đẹp” thì hầu hết kết quả là dạng bài blog và định dạng là List post.

Nếu bạn đang nhắm tới từ khóa này nhưng nội dung lại trình bày ở dạng bài viết khác thì có thể nó sẽ không được xếp hạng cao vì không phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng.

6. Đánh giá độ khó của từ khóa

Biết được độ khó của từ khóa giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên đặt ra những kỳ vọng thực tế.

Để có ước tính sơ bộ ban đầu, hãy tham khảo chỉ số KD của từ khóa trong Keywords Explorer của Ahrefs.

Tuy nhiên đây chỉ là chỉ số để bạn tham khảo, độ khó hay dễ của từ khóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thị trường, đối thủ, sức mạnh backlink, mức độ liên quan,…

7. Keyword Mapping

Sau khi xác định được các từ khóa mục tiêu, bạn cần chỉ định hoặc gộp chúng vào các trang có liên quan trên website.

Mục tiêu là giúp bạn có thể biết được các trang nào cần tối ưu hóa thêm từ khóa, các trang bị trùng lặp từ khóa.

Quy trình Keyword Mapping có thể giúp bạn nhắm mục tiêu đúng các trang với các từ khóa phù hợp.

Checklist Content

Chọn từ khóa phù hợp bước vô cùng quan trọng nhưng chưa đủ. Mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không sản xuất ra được nội dung xuất sắc.

Làm theo các hướng dẫn sau để có thể tạo ra nội dung thực sự hữu ích.

1. Giải quyết được vấn đề của người đọc

Hiểu mục đích tìm kiếm là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề của người đọc vì nó cho bạn biết họ đang tìm kiếm loại nội dung nào.

Nhưng để tạo được nội dung thực sự tốt, bạn cần phải nghiên cứu sâu hơn các vấn đề của người đọc.

Ví dụ ai đó đang tìm kiếm “tăng năng suất làm việc”, khi đánh giá mục đích tìm kiếm thì chúng ta xác định được đây là dạng bài List post.

Sau khi đọc các bài viết được xếp hạng cao, bạn sẽ thấy các lời khuyên chung chung kiểu như “ngủ đủ giấc” hay “lên kế hoạch những việc cần làm”,…

Không có gì sai với những lời khuyên này cả, nhưng những người đang tìm kiếm cách “tăng năng suất làm việc” có thể cần những ý tưởng cụ thể và thiết thực hơn để có thể triển khai ngay lập tức.

Vì vậy trong nội dung của bạn cần đi chi tiết hơn để giải quyết vấn đề, chỉ họ cách làm chính xác thay vì chỉ nói đơn giản là “ngủ đủ giấc”

2. Tiêu đề và giới thiệu hấp dẫn

Viết một tiêu đề hấp dẫn là cách để bạn thu hút người dùng click vào website của bạn trên SERP.

Nếu bạn không thể thuyết phục người đọc rằng bài viết của bạn cung cấp những gì họ muốn trong vòng vài giây đầu tiên, họ có thể sẽ nhấn nút BACK để quay lại trang kết quả tìm kiếm nhanh như cách người yêu cũ trở mặt.

Phần giới thiệu nên có ba phần như sau

  1. Kết nối được với người đọc
  2. Xây dựng lòng tin
  3. Hứa hẹn sẽ giải quyết được vấn đề của người đọc.

Hãy nhớ rằng, nếu người dùng không đọc phần giới thiệu của bạn, họ có thể sẽ không đọc nội dung của bạn.

3. Sử dụng heading để chia cấu trúc rõ ràng

Các thẻ heading như H1 và H2 giúp tạo cấp bậc và chia nội dung của bạn thành các phần nhỏ hợp lý.

Điều này sẽ làm cho nội dung của bạn dễ đọc hơn rất nhiều.

4. Sử dụng nhiều hình ảnh/video minh họa

Luôn chú ý đến việc tối ưu hóa hình ảnh. Từ việc đặt tên hình ảnh đúng cách với quy ước đặt tên mô tả cho đến kích thước và chất lượng, đây là một yếu tố thường bị bỏ qua của SEO.

Tối thiểu là bạn nên đảm bảo rằng các hình ảnh trên website của bạn sử dụng thẻ alt để mô tả đúng nội dung của nó.

Thẻ alt không chỉ giúp Google xác định nội dung hình ảnh mà còn hữu ích cho những người khiếm thị.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm các định dạng khác như biểu đồ, infographics, video,…vì hai lý do chính

  • Đầu tiên, nó làm cho nội dung của bạn trực quan hơn
  • Thứ hai, hình ảnh và các dạng multimedia khác giúp nội dung của bạn xếp hạng cao hơn.

Khuyên đọc: SEO Content là gì? Cách viết nội dung chất lượng để xếp hạng cao Google

5. Sử dụng câu và đoạn văn ngắn gọn

Không ai thích đọc một bài viết với toàn là chữ như thế này cả

Đó là lý do chúng tôi luôn chia nhỏ các câu và đoạn văn như thế này.

Bạn cần

  • Sử dụng từ, câu, đoạn văn đơn giản, ngắn gọn.
  • Tránh những thuật ngữ phức tạp.
  • Viết bằng giọng văn chủ động.

Yếu tố này sẽ giữ cho tỷ lệ thoát trang ở mức thấp, đây là một yếu tố xếp hạng chính của Google.

6. Thêm mục lục

Mục lục sẽ giúp cho người dùng điều hướng đến các phần khác nhau trên bài viết nhanh hơn, đặc biệt là với các nội dung dài.

Hầu hết các bài viết của Action Digital đều có hơn 2.000 từ nên mục lục rất hữu ích với người đọc của chúng tôi.

Ngoài ra, mục lục còn giúp bạn có được sitelinks trên SERPs.

7. Liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ giúp Google hiểu nội dung của bạn. Nó cũng giúp các công cụ tìm kiếm và người dùng điều hướng website của bạn tốt hơn.

Mỗi khi bạn xuất bản nội dung mới, hãy liên kết từ 2-5 bài viết khác.

Chúng tôi cũng đã có bài viết đề cập rất kỹ tầm quan trọng của liên kết nội bộ tại đây

8. Liên kết đến các nguồn tham khảo

Nhiều bạn làm SEO hiện nay có một tư duy là không link ra ngoài vì sợ “giảm sức mạnh” của website.

Nhưng mà John Mueller đã nói rằng:

Liên kết đến các website khác là cách tốt để bạn cung cấp thêm giá trị cho người đọc. Thông thường các liên kết sẽ giúp người dùng tìm hiểu thêm về các nguồn của bạn, hiểu rõ hơn nội dung của bạn có liên quan như thế nào đối với các câu hỏi mà họ có.

John Mueller, Search Advocate Google

Như vậy bạn không cần phải hạn chế dẫn link out ra ngoài, cứ thỏa mái liên kết nếu bạn thấy nó cần thiết và cung cấp thêm giá trị cho người đọc.

Checklist SEO On-page

SEO On-page là quá trình tối ưu hóa nội dung thực tế trên website của bạn, bao gồm cả nội dung bài viết và nội dung trong mã nguồn.

1. Tìm title trùng lặp, thiếu và ngắn

Thẻ title cho Google biết trang của bạn nói về cái gì và ảnh hưởng đến việc người dùng có click vào website của bạn hay không.

Bạn không nên có thẻ title trùng lặp và thẻ title phải đủ cụ thể để người dùng có thể biết họ đang chuẩn bị truy cập vào đâu.

Nếu bạn để thẻ title quá dài, nó sẽ bị cắt trên trang kết quả tìm kiếm của Google (phần bị cắt sẽ hiển thị dấu ba chấm)

Nói chung thẻ title không nên dài quá 60 ký tự.

Bạn cũng phải đảm bảo thẻ title không bị thiếu (bỏ trống tiêu đề)

Tất cả các vấn đề về thẻ title bạn có thể xem ở Site Audit của Ahrefs hoặc Semrush đều có phân tích và hướng dẫn khắc phục

2. Tìm meta description trùng lặp, thiếu và ngắn

Mặc dù thẻ meta description không phải là yếu tố xếp hạng, nhưng nó xuất hiện bên dưới thẻ title trong SERPs và giúp người dùng hình dung được nội dung của bạn.

Thẻ description khuyến khích người dùng nhấp vào website của bạn thay vì của người khác và có thể ảnh hưởng tỷ lệ nhấp chuột (CTR)

Nếu bạn không có thẻ description, Google sẽ tự động hiển thị một phần nội dung của bạn, nhưng nó có thể là văn bản điều hướng hay các yếu tố khác và không hấp dẫn.

Trường hợp các thẻ description bị trùng lặp thì nhiều khả năng là do bạn không viết thẻ description.

Google đã viết lại các thẻ description hơn 70% để phù hợp nhất với mục đích tìm kiếm. Tuy nhiên, bạn nên viết thẻ description để kiêu gọi mọi người nhấp vào website của bạn.

3. Kiểm tra thẻ H1

Thẻ H1 là tiêu đề chính của nội dung và chỉ nên có một thẻ H1 trên mỗi bài viết.

Dùng Site Audit của Ahrefs để xem các cảnh báo hoặc lỗi liên quan đến thẻ H1

Lý do phổ biến nhất khiến bạn có nhiều thẻ H1 là do bạn sử dụng thẻ H1 ở logo hoặc tiêu đề chính trên trang.

Về cơ bản thì thẻ H1 phải bao gồm từ khóa chính của bài viết, vì vậy hãy đảm bảo bạn đặt thẻ H1 phù hợp.

4. Keyword Cannibalization

Keyword cannibalization hay còn gọi là ăn thịt từ khóa là tình trạng xảy ra khi có nhiều bài viết trên cùng một website nhắm tới từ khóa giống nhau, do đó nó sẽ tự cạnh tranh với nhau.

Ví dụ bạn có hai bài viết đều nhắm tới từ khóa “SEO Checklist”, một bài cũ và một bài mới với đầy đủ thông tin hơn.

Nếu Google xếp hạng bài cũ thì có thể bài mới của bạn sẽ không được xếp hạng, trong trường hợp này bạn nên gộp chung hai bài viết lại thành một để khỏi bị phân chia traffic.

Để xem website của bạn có vấn đề về ăn thịt từ khóa hay không, hãy dùng Position Tracking và xem trong tab Cannibalization của Semrush.

Đây là một sự cố nghiêm trọng gây ảnh hưởng mạnh đến kết quả SEO của bạn. Đọc hướng dẫn này để biết các cách phổ biến để tìm và sửa các lỗi về ăn thịt từ khóa.

5. Orphan Page

Orphan page là các trang không nhận được bất cứ liên kết nội bộ nào.

Nếu Google không thể thu thập dữ liệu một trang thông qua các liên kết khác trên website của bạn, thì có khả năng là nó không thể có vị trí xếp hạng cao được.

Bạn cũng có thể tìm các orphan page trong Site Audit của Ahrefs.

Schema Markup

Schema Markup giúp Google hiểu nội dung của bạn tốt hơn và nó cũng ảnh hưởng đáng kể đến cách nội dung của bạn hiển thị trong SERPs.

Đây là ví dụ các bài viết có schema markup đang được xếp hạng cao cho từ khóa “review nồi chiên không dầu”

Bạn có thấy sự khác biệt không?

Schema markup có thể tăng tỷ lệ click chuột và mang lại nhiều traffic hơn cho website của bạn.

Bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra kết quả nhiều định dạng của Google để kiểm tra các dữ liệu có cấu trúc của một bài viết bất kỳ.

Checklist SEO Off-page

Off-page hay còn gọi là các tín hiệu từ bên ngoài website là một trong ba yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của Google.

Trong đó, xây dựng backlink là tín hiệu trực tiếp, ảnh hưởng mạnh đến kết quả xếp hạng trên SERP.

Nếu bạn muốn xếp hạng cao, bạn bắt buộc phải xây dựng backlink.

1. Phân tích backlink đối thủ

Việc phân tích backlink của đối thủ giúp bạn biết được họ đi backlink ở đâu, số lượng bao nhiêu và chất lượng ra sao để lên kế hoạch SEO phù hợp với nguồn lực và thời gian của bạn.

Các công cụ SEO như Ahrefs, Semrush đều có chức năng phân tích backlink của đối thủ, dựa vào dữ liệu này bạn biết được danh sách website dẫn link đến đối thủ của bạn, sau đó bạn sẽ tiếp cận họ và đặt link của mình lên đó.

2. Đòi lại các link bị mất

Vì lý do gì đó mà sau một thời gian backlink của bạn bị mất, bạn cần phải tìm ra và yêu cầu đặt lại backlink cho mình.

Ví dụ, khi tôi kiểm tra Lost Links qua Ahrefs và nhận ra rằng trong 7 ngày qua chúng tôi đã bị mất đi 876 backlink.

Sau đó tôi liên hệ với các website này, hỏi lý do và đòi lại chúng.

3. Biến các mention thành backlink

Thỉnh thoảng các website khác chỉ đề cập đến thương hiệu của bạn mà không dẫn link về website, được gọi là unlinked mentions.

Ví dụ

Bạn có thể thấy rằng mặc dù họ đề cập đến Vietop rất nhiều lần nhưng lại không dẫn link.

Bây giờ nếu bạn có thể liên hệ với các website đó và đưa ra lời đề nghị gắn link của bạn vào thì khả năng cao họ sẽ đồng ý, vì họ đã biết đến thương hiệu của bạn rồi.

Nhưng mà làm sao để bạn tìm ra được các mention không có link?

Brand Monitoring của Semrush có thể giúp bạn xác định nhanh những mention mà không có link dẫn về.

Ngoài ra còn một số công cụ khác bạn có thể tham khảo như: Ahrefs, Brand24, BrandMentions

4. Đề cập đến các Influencers/KOL trong bài viết

Quá trình này rất đơn giản, hãy đề cập đến các KOL hoặc người có sức ảnh hưởng trong bài viết của bạn.

Sau đó hãy nhắn tin/ email hoặc tag tên vào trên Facebook để cho họ biết là bạn đã nhắc đến họ trong bài viết của mình.

Và rất có thể họ sẽ vui vẻ share bài viết của bạn lên Facebook hoặc Instagram của họ.

Kỹ thuật này được sử dụng vô cùng hiệu quả ở thị trường Global, tuy nhiên ở Việt Nam tôi thấy rất ít hoặc hầu như không có ai sử dụng.

5. Đăng bài Guest Post

Guest Post là chiến lược xây dựng backlink vô cùng hiệu quả.

Để bài Guest Post của bạn có hiệu quả tối đa thì bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chất lượng website bạn muốn đăng.

Ví dụ tôi có xuất bản một bài guest post trên website của một hãng thiết bị mạng.

Ngoài việc nhận được backlink, tôi còn có được lượng refferal traffic tương đối tốt.

5 giây dành cho quảng cáo: Dịch vụ Guest Post chất lượng cao từ hơn 300+ website.

Đây là hệ thống các website chất lượng cao mà Action Digital đã xây dựng trong 3 năm qua để hỗ trợ cho các dự án nội bộ cũng như dịch vụ SEO của chúng tôi.

6. Book bài PR trên báo điện tử.

Book bài PR cũng là một cách rất hay để nhận được backlink chất lượng từ các website báo điện tử.

Ví dụ, chúng tôi đã đăng bài PR trên báo điện tử lớn nhất Việt Nam là Vnexpress.net

Phương pháp này sẽ tận dụng sức mạnh và uy tín của các báo điện tử lớn để tiếp cận với người dùng.

7. Cài đặt và tối ưu Google My Business

Nếu bạn điều hành website dạng local business, hãy tạo và xác minh Google My Business (GMB).

Một trong những cụm từ tìm kiếm phổ biến là “từ khóa” + “địa điểm” hoặc “từ khóa” + “gần đây

Ví dụ: học ielts phú nhuận, vệ sinh thảm sofa gần đây,…

Việc tối ưu GMB sẽ giúp bạn có thể mang lại cho bạn khách hàng tiềm năng ngay lập tức như là yêu cầu chỉ đường hoặc gọi điện thoại trực tiếp cho bạn.

8. Xây dựng Social Profile

Các social lớn như Facebook, Twitter, Youtube,… cũng là một cách hiệu quả để bạn khai thác tín hiệu off-page, các social này thông thường có “trust” cao, giúp bạn có thể tăng sức mạnh tổng thể của website nếu sử dụng đúng cách.

Điều bạn cần lưu ý là phải đồng bộ được Name, Address và Phone (NAP) trên các social profile với nhau để tạo sự thống nhất về thương hiệu.

Các tài khoản social này nên được link với nhau và có trỏ link về website của bạn. Đây được xem là chiến lược xây dựng backlink nền tảng phổ biến nhất hiện nay trong SEO.

Bạn chỉ cần lọc ra khoảng 50 social phổ biến nhất để đăng bài và chăm sóc thường xuyên.

Tổng kết

SEO là một quá trình liên tục và khó có thể đưa tất cả mọi thứ quan trọng vào trong một checklist, mặc dù tôi đang cố gắng để hoàn chỉnh nhất.

Để SEO thành công không đơn giản là chỉ tuân theo một checklist mà còn nhiều nỗ lực khác, đây chính xác là các bước chúng tôi áp dụng cho mọi dự án mà Action Digital triển khai.

Bạn nghĩ gì về bản checklist này? Hoặc bạn có câu hỏi nào thêm không?

Hãy cho tôi biết bằng cách để lại bình luận bên dưới.

Cảm ơn bạn.

Tài liệu tham khảo

The Complete SEO Checklist For 2022

https://backlinko.com/seo-checklist

The Ultimate SEO Checklist: 41 Best Practices

https://www.semrush.com/blog/seo-checklist/

The Only SEO Checklist You Need

https://ahrefs.com/blog/seo-checklist/
Photo of author

Bài viết của

Lê Tấn Tịnh

Tôi thích nghiên cứu về SEO và phát triển hệ thống website, có thể scale up lên hàng loạt. Tôi muốn chia sẻ các kiến thức của tôi trong quá trình làm việc với SEO cho bạn tại Action Digital.

Bạn đã sẵn sàng để tăng trưởng chưa?

Hãy bắt đầu bằng việc yêu cầu một bản kế hoạch dành riêng cho bạn.

Viết một bình luận