Nghiên cứu từ khoá: Hướng dẫn đầy đủ nhất 2024

Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn về chủ đề cách nghiên cứu từ khoá, đây cũng là chính xác những gì Action Digital đã thực hiện cho hàng chục dự án trong nhiều năm qua.

Trong nội dung này , tôi sẽ chỉ cho bạn các vấn đề sau:

  • Hiểu đúng về nghiên cứu từ khoá
  • Ý nghĩa đằng sau mỗi từ khoá
  • Công cụ sử dụng…
  • Hướng dẫn từng bước nghiên cứu từ khoá
  • Và còn nhiều nữa.

Nếu bạn muốn website của mình xếp hạng cao hơn trên Google, nhanh có kết quả hơn với SEO thì bạn sẽ thích hướng dẫn này.

Bắt đầu nhé!

Nghiên cứu từ khoá là gì?

Nghiên cứu từ khoá là quá trình nghiên cứu các từ, cụm từ (hay gọi là từ khóa, keywords) mà mọi người sử dụng để tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm (search engine) như Google, Yahoo, CocCoc, Youtube…

Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng

Nghiên cứu từ khóa tác động đến các hành động khác mà bạn thực hiện khi triển khai chiến dịch SEO như: tìm chủ đề, onpage, xây dựng backlink, tín hiệu từ social…

Đó là lý do tại sao nghiên cứu từ khoá thường là bước đầu tiên và là QUAN TRỌNG NHẤT của 1 chiến dịch SEO

Mỗi tháng trang web của tôi có 285.918 người dùng truy cập.

Trong đó có 272.784 (92,7%) người dung truy cập đến từ Google

Có rất nhiều yếu tố giúp cho website của tôi có được lưu lượng traffic như thế, như: nội dung, tối ưu onpage, xây dựng liên kết và kỹ thuật,…

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng số 1 góp phần vào sự tăng trưởng lưu lượng truy cập của trang website đó chính là nghiên cứu từ khóa.

1. Định hướng và xác định rõ được lộ trình phát triển cho website

Giai đoạn này giúp bạn hiểu hơn về insight khách hàng, giúp cho việc định hướng phát triển website được dễ dàng và rõ ràng hơn.

Bạn sẽ biết được

  • Phân chia các chuyên mục ra sao?
  • Cách bố trí website ra sao?
  • Định hướng nội dung như thế nào?
  • Website bạn cần xây dựng những nội dung lớn nào?

Nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên và quan trọng cho một chiến dịch phát triển dài hạn.

Việc có một bộ từ khóa hoàn chỉnh giúp bạn xác định được, ở từng giai đoạn, bạn nên phát triển nhóm từ khóa nào.

Ví dụ đối với những giai đoạn đầu của website, bạn nên triển khai những từ khóa có độ cạnh tranh thấp, sau khi website đã có tín hiệu tốt hơn, thì bạn sẽ triển khai những từ khóa có độ cạnh tranh cao hơn.

Từ đó giúp bạn dự đoán được lộ trình phát triển cho website ở từng giai đoạn, cũng như ước tính được tốc độ tăng trưởng của website.

2. Tránh được nhiều rủi ro

Nếu không có một kế hoạch từ khóa rõ ràng, bạn sẽ dễ rơi vào các trường hợp sau:

  • Bạn sẽ không biết nên phát triển từ khóa nào trước và từ khóa nào sau.
  • Dễ rơi vào tình trạng không biết từ khóa nào đã triển khai rồi, dẫn đến việc ăn thịt từ khóa (Keyword Cannibalization) và trùng lặp nội dung (Duplicate Content) trong website của bạn.

3. Hiểu rõ được đối tượng mục tiêu

Việc nghiên cứu từ khóa giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình. Nói cách khác, việc nghiên cứu từ khóa giống như việc nghiên cứu thị trường vậy.

Nghiên cứu từ khóa sẽ cho bạn biết khách hàng của bạn đang tìm kiếm gì, quan tâm đến gì nhiều nhất, thay vì những gì bạn đoán rằng là họ đang tìm kiếm.

Bạn không thể nào bạn xây dựng một dung tùy hứng cho website. Nội dung cần đáp ứng đúng được nhu cầu mà khách hàng mong muốn được biết từ website của bạn.

4. Phân tích và thu thập dữ liệu từ đối thủ

Trong quá trình nghiên cứu từ khóa, bằng bất kì công cụ nào hoặc ý tưởng nào, bạn sẽ dễ dàng thu thập được các dữ liệu:

  • Top 10 website đang ở trang 1 với từ khóa này
  • Các bài viết hay website được triển khai như thế nào?

Từ đó bạn xác định được đối thủ của bạn là ai, đang làm gì và làm như thế nào, những từ khóa nào của đối thủ đang có thứ hạng tốt. Điều này giúp bạn học theo và làm tốt hơn.

5. Xây dựng được kế hoạch nội dung dài hạn

Hiển nhiên, bạn phải có được bộ từ khóa hoàn chỉnh, thì kế hoạch phát triển nội dung mới được định hình.

Với mỗi lần nghiên cứu từ khóa, tôi có thể sử dụng cho 3-6 tháng. Nó giúp tôi tự động hóa được công việc, phân chia nhiệm vụ cho nhân sự. Và sau 6 tháng bám sát kế hoạch nội dung theo bộ từ khóa có sẵn, tôi đã có một lương traffic khá ổn định.

Việc còn lại lúc này, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu bộ từ khóa mới cho website và triển khai những nội dung mở rộng hơn hoặc có target cao hơn.

Phân loại từ khóa – giúp bạn dễ dàng trong quá trình nghiên cứu

1. Từ khóa chính (Seed Keywords)

Từ khóa chính (seed keywords) hay còn gọi là từ khóa hạt giống là từ khóa định danh cho website hay chủ đề bài viết.

Bạn có thể căn cứ vào sản phẩm, dịch vụ chính của website hoặc nội dung chính của bài viết để xác định từ khóa chính.

Ví dụ: Website của tôi về lĩnh vực kem chống nắng, thì rõ ràng từ khóa chính của website là “kem chống nắng”

Thông thường, đối với bài viết, tôi sẽ chọn từ khóa có volume cao nhất trong nhóm từ khóa có cùng search intent (ý định tìm kiếm của người dùng) để làm seed keywords.

2. Từ khóa phụ (Sub-keywords)

Từ khóa phụ là những từ khóa có cùng search intent với từ khóa chính nhưng volume search thấp hơn.

Có thể thấy: Từ khóa phụ của “Cách chọn kem chống nắng”, chính là

  • cách lựa chọn kem chống nắng
  • cách chọn kem chống nắng phù hợp

Lưu ý: Bạn đừng nhầm “cách chọn kem chống nắng neutrogena” và “cách chọn kem chống nắng innisfree” là từ khóa phụ. Hai từ khóa này có search intent hoàn toàn khác với từ khóa chính của chúng ta.

Nó xuất hiện ở đây, cơ bản là đề xuất của công cụ tìm kiếm, bạn phải phân nhóm và chọn lọc lại.

3. Từ khóa bổ nghĩa (Modifier Keyword)

Là những từ khóa bổ sung ý nghĩa cho từ khóa chính/ chủ đề, liên quan trực tiếp đến chủ đề và góp phần xây dựng một chủ đề hoàn chỉnh.

Từ khóa bổ nghĩa là những từ khóa chứa keywords chính của chủ đề. Những từ khóa này là có search intent khác với từ khóa chính hoặc từ khóa phụ.

4. Từ khóa ngữ nghĩa (Semantic Keywords)

Từ khóa ngữ nghĩa (Semantic Keywords) hay còn gọi là LSI Keywords (Latent Semantic Indexing Keywords), là từ khóa liên quan gián tiếp đến chủ đề chính. Là những cụm từ hàm chứa, có liên quan và thường hay được sử dụng, xuất hiện cùng với từ khóa chính trong một ngữ cảnh cụ thể.

Ví dụ:

Tôi có từ khóa chính là “Cách chọn kem chống nắng”

Thì từ khóa ngữ nghĩa tôi sẽ có: “bảo vệ da”, “tia UV”, “thành phần”, “thương hiệu”, giá tiền”, “loại da”, “FPS”, ….

Những từ khóa ngữ nghĩa này không chứa keywords chính, nhưng góp phần cấu thành một bức tranh hoàn chỉnh về “Cách chọn kem chống nắng”.

Thật đáng buồn, việc tìm ra từ khóa ngữ nghĩa này, hiện tại chưa có công cụ nào hỗ trợ, tất cả dựa vào suy luận.

Các ý tưởng để nghiên cứu từ khoá

Trong phần này, tôi sẽ đưa ra một vài ý tưởng để bạn có thể tìm được rất nhiều từ khoá.

1. Lấy ý tưởng từ Wikipedia

Wikipedia là một mỏ vàng nghiên cứu từ khóa đã bị bỏ qua.

Bạn có thể tìm thấy nhiều bài viết, do các chuyên gia trong ngành quản lý … tất cả được sắp xếp thành các danh mục nhỏ gọn gàng.

Dưới đây là cách sử dụng Wikipedia để tìm ý tưởng từ khóa.

Đầu tiên, bạn hãy nhập vào Wikipedia một từ khóa rộng: 

Sẽ đưa bạn đến trang bách khoa toàn thư mở của Wikipedia

Sau đó, bạn hãy tìm đến phần mục lục của bài viết. Phần này nêu lên các ý chính được đề cập trong bài viết.

Và một vài chủ đề phụ ở đây là một trong những từ khóa tuyệt vời, mà bạn khó có thể tìm bằng cách nào khác.

2. Lấy ý tưởng từ phần “Tìm kiếm có liên quan” của Google

Một cách thú vị khác để nghiên cứu từ khóa là phần “Tìm kiếm có liên quan” ở cuối trang kết quả tìm kiếm của Google.

Ví dụ: Giả sử bạn có một chủ đề là “Kem chống nắng”

Và bạn muốn tìm kiếm từ khóa đó trên Google

Hãy kéo xuống cuối trang, bạn sẽ thấy danh sách 8 từ khóa liên quan đến cụm từ khóa mà bạn tìm kiếm.

Đây là những gợi ý từ khóa đến trực tiếp từ Google. Vì vậy, bạn không cần phải đoán xem những từ khóa này có phổ biến hay không?

Nói một cách khác, Google đang nói với bạn rằng: “Đây là những từ khóa phổ biến và có rất nhiều người đang tìm kiếm những từ khóa này”.

Tiếp đó, bạn hãy nhấp vào một từ khóa ở phần “Tìm kiếm có liên quan”.

Sau đó lại kéo xuống cuối trang kết quả tìm kiếm này. Việc này sẽ cung cấp cho bạn một danh sách từ khóa gợi ý mới.

Việc tiếp theo là chọn lọc mà thôi.

3. Lấy ý tưởng từ Diễn đàn

Các diễn đàn là một nơi hữu ích cho việc tìm kiếm ý tưởng từ khóa của bạn. 

Bạn sẽ không ngờ rằng, ở đó bạn sẽ tìm được những đối tượng mục tiêu của mình, biết được đối tượng của bạn đang quan tâm gì, thắc mắc gì, …

Cách dễ dàng nhất để tìm các diễn đàn, nơi mà các đối tượng mục tiêu của bạn thường lui tới, hãy sử dụng chuỗi tìm kiếm sau trên Google:

  • “Diễn đàn từ khóa”
  • “từ khóa” + “diễn đàn”

Ví dụ:

Nếu bạn đang tìm một diễn đàn về “kem chống nắng” bạn hãy nhập vào Google với cụm từ “diễn đàn kem chống nắng”

Nhưng, “kem chống nắng” là một ngách quá nhỏ, không ai lại lập nên một diễn đàn chỉ để thảo luận về mỗi kem chống nắng. Chính vì thế, hãy mở rộng chủ đề của bạn ra.

Ví dụ: “kem chống nắng” là về lĩnh vực làm đẹp. Hãy thử tìm kiếm theo cụm từ “diễn đàn làm đẹp”

Google sẽ trả về thông tin gồm các diễn đàn thuộc lĩnh vực làm đẹp cho bạn.

Khi bạn tìm thấy một diễn đàn, hãy lưu ý cách họ chia các chuyên mục. Mỗi chuyên mục này là những từ khóa tiềm năng mà bạn có thể thêm vào danh sách của mình.

Để tìm hiểu sâu hơn, bạn hãy xem một số chủ đề trên diễn đàn để tìm các chủ đề cụ thể khác mà đối tượng mục tiêu của bạn đang gặp khó khăn.

Thật tuyệt vời, đúng không?

4. Lấy ý tưởng từ Google/YouTube Suggest

Bạn có một chủ đề hay một từ khóa? Hãy nhập cụm từ đó vào Google.

Và hãy xem những gì mà Google đã đề xuất cho bạn dưới đây

Hãy chọn lọc và thêm những từ khóa tuyệt vời này và danh sách từ khóa của bạn.

Tại sao?

Bởi vì nếu Google gợi ý những từ khóa này, có nghĩa rằng có rất nhiều người đang tìm kiếm những từ khóa này

Nhưng, không những chỉ dừng lại ở Google Suggest

Bạn cũng có thể tìm kiếm ý tưởng từ khóa từ Youtube Suggest

5. Lấy ý từ website của đối thủ

Bạn sẽ không ngờ rằng, website đối thủ của bạn, chính là nguồn cung cấp ý tưởng từ khóa cực hay.

Việc làm đơn giản ở đây, bạn chỉ cần cho website đối thủ của bạn vào một công cụ nghiên cứu từ khóa nào mà bạn thích.

Ở đây tôi sẽ sử dụng trên Ahrefs

Sau đó vào phần Organic keywords 

Ở đây, bạn sẽ thấy được danh sách từ khóa của trang đối thủ đang ở top 100. Việc còn lại là chọn lọc và đưa nó vào danh sách từ khóa của bạn.

Điều quan trọng ở đây, bạn phải có kế hoạch triển khai thật tốt hơn so với đối thủ.

Bạn có thể sử dụng bộ lọc của Ahrefs để lọc theo các tiêu chí mà bạn mong muốn, như:

  • Position
  • Volume
  • KD
  • CPC
  • Traffic
  • Word count

Ngoài ra, có một tính năng tìm kiếm ý tưởng từ đối thủ của Ahrefs mà mình rất thích – chức năng Content Gap.

Chức năng này, cho phép lọc ra danh sách những từ khóa, từ các trang đối thủ đã triển khai, mà website của bạn còn thiếu hoặc chưa có xếp hạng.

Và, Oh Wow

Hãy chọn lọc và đưa vào danh sách từ khóa của bạn.

Thật tuyệt vời đúng không nào?

6. Lấy ý tưởng từ Facebook

Tại Việt Nam, có rất nhiều người sử dụng mạng xã hội Facebook

Có nghĩa là bạn thường có thể tìm thấy rất nhiều ý tưởng từ khóa trên nền tảng này.

Tôi giả sử: Bạn đang phát triển cho một website về bán thức ăn cho chó.

Hãy tham gia các hội nhóm về thú cưng. Tại đây, thi thoảng bạn sẽ nhận được những chủ đề, câu hỏi mà khách hàng của bạn thắc mắc, có liên quan.

Hãy lưu chúng vào danh sách từ khóa của bạn.

Các công cụ nghiên cứu từ khóa

Bạn có thể tìm và nghiên cứu từ khóa mà không cần công cụ?

Đương nhiên là có thể.

Nhưng khi sử dụng sự hỗ trợ từ công cụ, sẽ giúp cho toàn bộ quá trình trở nên dễ dàng hơn RẤT NHIỀU.

Dưới đây, là một số công cụ nghiên cứu từ khóa mà tôi thường xuyên sử dụng

1. Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là công cụ nghiên cứu từ khóa đáng tin cậy.

Bởi vì, nó không giống như một vài công cụ khác, dữ liệu mà bạn nhận được từ Công cụ lập kế hoạch từ khóa này đến trực tiếp từ Google.

Tuy nhiên, Google Keyword Planner được thiết kế nhằm giúp mọi người thực hiện các chiến dịch quảng cáo Google … chứ không phải SEO.

Nhưng bạn vẫn có thể sử dụng Google Keyword Planner để nhận danh sách ý tưởng từ khóa.

Bạn chỉ cần đến Công cụ lập kế hoạch từ khóa.

Nhập từ khóa của bạn và xem Google Keyword Planner trả về những kết quả gợi ý cho bạn

Hãy thêm những gợi ý từ khóa này vào danh sách của bạn.

2. Ahrefs

Có thể các bạn chưa biết hết được, Ahrefs là một công cụ “thần thánh” như thế nào.

Thật thú vị, về chức năng “Keywords Explorer” của Ahrefs cung cấp cho bạn rất nhiều số liệu hữu ích về mỗi từ khóa.

Việc này giúp bạn dễ dàng quyết định rằng từ khóa đó có đáng để bạn thực hiện không. Tuy nhiên, để quyết định cuối cùng bạn còn phải cần dựa vào các yếu tố khác.

Tuy nhiên, theo theo tôi thấy “Keywords Explorer” của Ahrefs chỉ cho ra danh sách các từ khóa biến thể đơn giản theo từ khóa mà tôi đã nhập. Sẽ không có quá nhiều ý tưởng từ khóa mới tuyệt vời.

Chúng tôi đã từng có viết một bài về cách sử dụng Ahrefs một cách chi tiết và giới thiệu toàn bộ tính năng của Ahrefs tại đó, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, thì có thể đọc bài viết đó.

Hiện nay, 1 một số bên cung cấp bản Ahrefs dùng chung, tôi cũng đã từng sử dụng qua bản dùng chung này. Tổng quan cho thấy, nó hạn chế rất nhiều tính năng so với bản trả phí.

Bạn có thể thử bản dùng thử 7$ cho 7 ngày, trước khi quyết định mua bản trả phí.

  • 99$/ tháng cho bản Lite
  • 179$/ tháng cho bản Standard
  • 399$/tháng cho bản Advanced

3. SEMrush

SEMrush là một công cụ trả phí mà tôi khuyên bạn nên sử dụng qua.

Bởi vì nó giúp bạn tiết kiệm một khoảng thời gian RẤT TO LỚN cho việc nghiên cứu của bạn.

Tại sao?

Thay vì đưa ra gợi ý từ khóa ngẫu nhiên hoặc các biến thể từ khóa liên quan, SEMrush gợi ý cho bạn rất nhiều thông số vô cùng hữu ích:

  • Các từ khóa chính xác của 1 website đã được xếp hạng
  • So sánh các đối thủ lớn của bạn trên thị trường

Việc tiếp theo là thu thập các từ khóa của họ vào danh sách từ khóa của bạn thôi.

Thật tiện lợi đúng không?

Nếu bạn nào đã từng sử dụng qua Ahrefs, thì sẽ thấy những tính năng trên SEMrush và Ahrefs dường như giống nhau.

Tôi chắc chắn sẽ viết một bài về hướng dẫn cách sử dụng SEMrush thật chi tiết, các bạn hãy chờ đón xem và cho tôi thật nhiều góp ý nhé!

Giá của SEMrush thì có “nhỉnh” hơn Ahrefs một tí:

  • 69,95$/ tháng cho bản Pro
  • 149,95 $/tháng cho bản Guru
  • 549,95$/ tháng cho bản Doanh nghiệp

SEMrush có bản dùng thử 7 ngày miễn phí, nên bạn có thể khám phá thử trước khi tiêu tốn cho “em” này.

4. KeywordTool.io

Theo đánh giá khách quan, KeywordTool.io khá thô sơ, công cụ này chỉ có thể cho bạn gợi ý danh sách những từ khóa dài hoặc biến thể liên quan yêu cầu của bạn ban đầu.

KeywordTool.io có bản miễn phí, giúp bạn thực hiện các thao tác cơ bản, thậm chí là không cần đăng ký tài khoản.

Nhưng một điều hiển nhiên, bản miễn phí sẽ bị hạn chế một số tính năng so với bản trả phí.

Tất cả những gì mà phiên bản miễn phí cho bạn chỉ là các đề xuất từ khóa dài theo thứ tự bảng chữ cái và nó không cho bạn biết bất cứ điều gì về Volume Search, CPC, …

Bạn có thể nâng cấp lên bản KeywordTool Pro:

  • 69$/tháng cho bản Pro Basic
  • 79$/tháng cho bản Pro Plus
  • 159$/tháng cho bản Pro Business

Bản Pro sẽ cho phép bạn xuất các từ khóa gợi ý và sử dụng chúng, cung cấp bạn nhiều chỉ số thông tin như Volume Search, Trend, CPC, … và một vài tính năng khác.

5. KWFinder

KWFinder là một công cụ khá ổn cho các bạn mới bắt đầu. Tuy nhiên nó không có quá nhiều tính năng hữu ích như Ahrefs hay SEMrush.

KWFinder chỉ với một vài tính năng như tìm kiếm nhanh, gợi ý từ khóa dài và biến thể, cùng một vài chỉ số như: Volume Search, độ khó từ khóa, CPC, PPC, … Và gợi ý đối thủ cùng theo từ khóa mà bạn tìm kiếm.

Bạn có thể sử dụng bản trial miễn phí trong 10 ngày:

  • 26,91$/ tháng cho bản Mangools Basic
  • 35,91$/tháng cho bản Mangools Premium
  • 71,92$/tháng cho bản Mangools Agency

6. Các công cụ khác

  • Google Trends
  • Term Explorer
  • Moz’s Keyword Difficulty Tool
  • Google SKtool
  • Keyword Shitter
  • Google Search Console

Các tiêu chí lựa chọn từ khóa cho website của bạn

Theo bạn, thế nào là một từ khóa “ngon”?

Tôi từng gặp rất nhiều người hiểu sai về việc nghiên cứu từ khoá, đó không phải là việc bạn tìm ra được vài từ khóa ngon, thoả mãn các yếu tố:

  • Volume search càng nhiều càng tốt
  • Độ cạnh tranh càng thấp càng tốt

Đây là 1 tư duy sai lầm, nó sẽ khiến bạn phải trả giá “thật đắt” đấy.

  • Phù hợp với lĩnh vực của website bạn
  • Đáp ứng đúng insight user (nhu cầu tìm kiếm của người dùng)
  • Có khả năng lên top (tức xếp hạng ở các vị trí cao).
  • Mang lại tỉ lệ chuyển đổi cho website

Sau khi thu thập được rất nhiều ý tưởng từ khóa, kết hợp sử dụng sự hỗ trợ của công cụ để có một danh sách từ khóa. Làm thế nào để bạn biết nên chọn từ khóa nào để thực hiện.

Thật đáng buồn, không có công cụ nào hỗ trợ cho việc này.

Thay vào đó, bạn phải tự chọn được từ khóa nào là phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Sẽ có một vài tiêu chí, giúp bạn quyết định nên chọn từ khóa nào.

1. Volume Search (Khối lượng tìm kiếm của từ khóa)

Bạn phải công nhận rằng, nếu một từ khóa không có người tìm kiếm, thì việc viết bài hay SEO cho nó là một điều hết sức vô nghĩa.

Càng nhiều người tìm kiếm một từ khóa, bạn càng “CÓ THỂ” nhận được nhiều lưu lượng truy cập từ đó.

Vậy, Volume search như thế nào là cao?

Việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Volume search sẽ RẤT KHÁC NHAU giữa các ngành

Ví dụ:

Một từ khóa dài về lĩnh vực làm đẹp “kem chống nắng” nhận được 10 nghìn đến 100 nghìn lượt tìm kiếm mỗi tháng.

Nhưng đối với một từ khóa dài ở lĩnh vực IELTS “trung tâm luyện thi ielts” lại có 1 – 10 nghìn lượt tìm kiếm mỗi tháng.

Chính vì vậy, bạn nên tìm ra nhiều từ khóa có số lượng tìm kiếm “cao” và “thấp” khác nhau trong thị trường ngách của bạn.

Bạn nên chọn từ khóa dựa trên những yếu tố phù hợp với ngành của bạn.

2. Organic Click-Through-Rate (Tỷ lệ nhấp tự nhiên)

Một điều hiển nhiên bạn có thể thấy, số lượng người tìm kiếm trên Google nhấp vào một kết quả tìm kiếm mà không phải trả tiền ĐANG GIẢM.

Bạn có thắc mắc tại sao không?

Các Featured snippet (Đoạn trích nổi bật), đã cung cấp khá đầy đủ thông tin mà người dùng muốn tìm kiếm và họ không cần nhấp vào bất cứ thể gì để tìm câu trả lời.

Bạn phải biết rằng.

Khối lượng tìm kiếm mà các công cụ tìm kiếm cung cấp cho bạn chỉ là tham khảo. Để có được con số ước tính về số lượng nhấp vào mà bạn nhận được từ Google trên trang đầu tiên, bạn cũng cần phải ước tính CTR không phải trả tiền.

Dưới đây tôi gợi ý 2 cách để bạn làm được điều này …

Cách thứ nhất: Định tính

Bạn xem trang kết quả công cụ tìm kiếm (SEPRs) trả về cho từ khóa của bạn.

Nếu bạn thấy kết quả trên trang đầu tiên có đoạn trích nổi bật và nhiều kết quả từ quảng cáo, thì bạn có thể đoán rằng, bạn sẽ không nhận được quá nhiều lượt nhấp vào bài viết … kể cả lúc bài viết của bạn có xếp hạng #1.

Tuy nhiên, cách này chỉ là định tính và không chính xác 100%, vì các mẫu quảng cáo và các chiến dịch quảng cáo được các nhà quảng cáo sắp xếp theo khung thời gian. 

Nên đôi khi, kết quả tìm kiếm trả về vẫn không có các quảng cáo.

Cách thứ hai: Sử dụng công cụ

Bạn có thể sử dụng Ahrefs hoặc Moz Pro (bản có trả phí), 2 công cụ này đều có thể ước tính được CTR không phải trả tiền.

Tuy nhiên, tôi sẽ không tránh một từ khóa chỉ vì nó CTR thấp. Nếu nhiều người tìm kiếm cụm từ đó, nó vẫn có giá trị để theo dõi.

3. Mức độ cạnh tranh của từ khóa

Việc xác định độ cạnh tranh của một từ khóa là một việc hết sức quan trọng.

Bởi vì, nếu bạn chọn một từ khóa siêu cạnh tranh, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để vượt qua trang thứ 3 của Google.

Tuy nhiên, nếu bạn chọn một từ khóa có độ cạnh tranh thấp, bạn sẽ có cơ hội lọt vào Top 3.

Vậy, làm thế nào để bạn xác định độ cạnh tranh của một từ khóa?

Từ khóa dài thường ít cạnh tranh hơn

Nếu website còn khá mới.

Hoặc bạn đang muốn tập trung 100% vào từ khóa cạnh tranh thấp.

Bạn nên nhắm mục tiêu vào các từ khóa dài.

Tại sao ư?

Ví dụ:

Với một từ khóa ngắn “kem chống nắng” có gần 21 triệu kết quả trong Google

Việc này đồng nghĩa, để xếp hạng số 1 trên Google cho từ khóa đó, bạn phải vượt qua 21 triệu website khác.

Mặt khác, với một từ khóa dài khác, chẳng hạn như “kem chống nắng cho da nhạy cảm nào tốt” 

Từ khóa dài này ít cạnh tranh hơn so với từ khóa “kem chống nắng”.

Ý tưởng này bạn cũng có thể áp dụng tương tự trong Google Adwords (PPC), từ khóa dài giá thầu có thể rẻ hơn so với các từ khóa ngắn.

Và một điều bạn có thể dễ dàng thấy, từ khóa dài thông thường có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Nói một cách chi tiết hơn, một người tìm kiếm các từ khóa dài có xu hướng tiến xa hơn trong chu kỳ mua so với những người tìm kiếm từ khóa chính.

Ví dụ, đối với từ khóa “kem chống nắng”, nếu một ai đó đang tìm kiếm từ khóa này, có lẽ họ đang cố gắng tìm hiểu nó là gì? Hoặc nó có tác dụng gì? Chứ chưa sẵn sàng mua bất cứ thứ gì.

Xem kết quả xếp hạng trang 1 của Google

Đây là một cách nhanh chóng để đánh giá mức độ cạnh tranh của từ khóa.

Đầu tiên, hãy tìm kiếm từ khóa của bạn trên Google.

Sau đó, xem kết quả xếp hạng tại trang đầu tiên.

Nếu kết quả xếp hạng trả về bởi các website lớn và đúng ngành/ lĩnh vực kinh doanh của website đó, thì đây là một từ khóa có độ khó khá cao

Tuy nhiên, nếu bạn nhìn thấy một số blog nhỏ hơn, hoặc kết quả trả về là youtube hoặc facebook, đó là dấu hiệu cho biết đây là một từ khó tương đối dễ, mà bạn có khả năng cao vào trang 1.

Xác định mức độ cạnh tranh của từ khóa dựa trên công cụ

Hầu hết các công cụ nghiên cứu từ khóa đều có tính chắc và cho phép bạn check được độ khó của từ khóa, như: SEMrush, Ahrefs, …

SEMrush:

Ahrefs:

KWFinder:

Bonus cho bạn:

Nếu website của bạn còn mới hoặc chưa có nhiều liên kết, bạn hãy ưu tiên những từ khóa có độ cạnh tranh thấp trước.

Sau đó, khi website của bạn phát triển ổn định hơn, bạn hãy bắt đầu với những từ khóa có độ canh tranh cao hơn.

Ngày trước, khi tôi bắt đầu khởi chạy 1 website về làm đẹp, tôi bắt đầu bằng những từ khóa dài và có độ cạnh tranh thấp.

Ví dụ như: “có nên bôi kem chống nắng trực tiếp lên mặt”

Bởi vì không có quá nhiều website khai thác từ khóa này, nên không có nhiều sự cạnh tranh. Từ khóa đó đã có thể ở trang 1 và thậm chí top 1 và vị trí đoạn trích nổi bật trong vài tuần. 

Hiện nay, website đó của tôi đã có hơn 1 nghìn liên kết đến từ các domain khác.

Vì vậy, tôi có thể bắt đầu thực các từ khóa có độ canh tranh cao hơn.

4. CPC (Cost Per Click)

CPC ( giá trên mỗi click chuột) – đây là một số liệu khá quan trọng.

Nếu bạn tìm được một từ khóa có volume search không nhiều, nhưng lại có CPC đủ cao …

Thì thật tuyệt vời, bạn có thể sẽ nhận được tỷ lệ chuyển đổi tốt bởi từ khóa này.

Bởi lẽ, nếu từ khóa đó không có mục đích thương mại, thì nó chẳng có ích gì khi nhắm mục tiêu vào cụm từ khóa đó.

Ví dụ: Một trong những từ khóa mục tiêu của tôi là “mua kem chống nắng ở đâu”

Theo Ahrefs, từ khóa này nhận được 50 lượt tìm kiếm mỗi tháng.

Vì vậy, nếu chỉ nhìn vào lượt tìm kiếm, tôi sẽ cho rằng đây là một từ khóa tệ.

Tuy nhiên, CPC của từ khóa đó lại là $0.20

Có nghĩa là mọi người đang chi $0.20 mỗi khi ai đó tìm kiếm từ khóa đó nhấp vào quảng cáo.

Vì vậy, mặc dù khối lượng tìm kiếm cho cụm từ đó không cao, nhưng CPC nhiều hơn bù lại cho cụm từ đó.

Dựa trên CPC (và thực tế là từ khóa không có tính cạnh tranh cao), tôi quyết định tạo nội dung được tối ưu hóa xung quanh từ khóa đó.

5. Search Intent

Khi bạn chọn một từ khóa, hãy luôn tự hỏi:

Ai đó đang tìm kiếm từ khóa này muốn thấy gì? Họ đang muốn mua gì? Để biết thông tin gì?

Ví dụ: 

Thời gian trước tôi có một bài đăng “Bittorrent” xếp hạng thứ #1 Google

Mặc dù từ từ khóa đó tôi sẽ nhận được hơn 800 triệu lượt tìm kiếm/ tháng. Nhưng tôi chỉ nhận được hơn 100 lượt truy cập mỗi tháng. Và sau đó mất hút khỏi trang 3.

Hóa ra, khi tìm kiếm từ khóa này, người dùng mong muốn đến trang download Bittorrent, chứ không phải muốn tìm kiếm thông tin về Bittorrent.

6. Phù hợp với website/doanh nghiệp 

Một người nào đó đang tìm kiếm từ khóa và sẽ trở thành khách hàng của bạn?

Đúng vậy!

Nhưng đó không phải là tất cả.

Ví dụ:

Tôi đang nghiên cứu từ khóa cho một website về “kem chống nắng” và tôi research được một từ khóa “Nồi chiên không dầu”

Tưởng chừng đây là một từ khóa tuyệt vời

Nó có một volume search khá khủng và CPC là $0.10

Vậy đây là một từ khóa tốt, phải không?

Không hẳn!

Rõ ràng bạn thấy, từ khóa này không phù hợp với website về kem chống nắng. Vì vậy, ngay cả khi từ khóa này xếp hạng #1 Google, thì điều đó cũng không giúp ích được gì cho tôi.

Ngược lại, với một từ khóa “kem chống nắng cho da khô” 

Tôi có thể tạo ra một bài viết review những kem chống nắng dành cho da khô một cách chi tiết, từ đó tiếp thị liên kết đến các sàn thương mại điện tử.

Từ khóa này phù hợp với website của tôi.

7. Xu hướng từ khóa

Cuối cùng, là một yếu tố mà hầu hết các SEOer đều bỏ qua – xu hướng từ khóa.

Hãy xem liệu từ khóa của mình đang phát triển nhanh… hay “chết dần”.

Và một vài công cụ hỗ trợ được việc này, như: Google Trends, Ahrefs, …

Ví dụ, thời gian trước tôi có làm một từ khóa “kem chống nắng shiseido”, hiện tại thì từ khóa này đang có xu hướng giảm dần và giảm gấn 4 lần trước đó.

Bạn nhìn xem, theo thống kê Ahrefs, từ khóa này đang có xu hướng đi xuống

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa theo từng bước cụ thể

Trong phần hướng dẫn này, tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước nghiên cứu từ khóa cho một theo từng bước chi tiết.

Và ví dụ minh họa xuyên suốt phần hướng dẫn này là một ngách nhỏ “kem chống nắng”

Bước 1: Xác định lĩnh vực của website

Đầu tiên, bạn cần xác định được chủ đề hoặc thị trường ngách của website mình.

Ví dụ: Tôi đang phát triển một website về review kem chống nắng. Thì rõ ràng, thị trường ngách của tôi chỉ xoay quanh về kem chống nắng.

Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu

Xác định mục tiêu rõ ràng giúp bạn:

  • Dễ dàng trong quá trình nghiên cứu từ khóa
  • Định hướng và cấu trúc được nội dung cho website
  • Tạo được kế hoạch phát triển SEO rõ ràng

Ví dụ: Website của tôi về review kem chống nắng, thì hiển nhiên đối tượng mục tiêu của tôi hướng đến họ muốn tìm hiểu thông tin về các loại kem chống nắng và chọn được loại kem chống nắng phù hợp với da của mình, cũng như tìm được nơi mua uy tín.

Dựa vào đối tượng mục tiêu trên, tôi xác định được cấu trúc nội dung, bài viết sẽ review về các loại kem chống nắng và hướng dẫn cách chọn loại kem phù hợp với da của họ, đồng thời giới thiệu đến họ nơi mua uy tín, từ đó tôi có kiếm tiền từ tiếp thị liên kết, khi có khách hàng mua kem chống nắng từ link mà tôi giới thiệu.

Bước 3: Xác định danh sách các chủ đề

Dựa trên lĩnh trên lĩnh vực hoạt động chính của website và mục tiêu nhắm đến của bạn, hãy chia thành các chủ đề lớn.

Ví dụ: Bạn đang phát triển 1 website về “Tư vấn du học”, thì bạn có thể chia theo dịch vụ các quốc gia mà bạn muốn tư vấn, như:

  • Tư vấn du học Úc
  • Tư vấn du học Mỹ
  • Tư vấn du học Canada

Còn đối với website “kem chống nắng” của tôi, đây là một ngách cực nhỏ, nên tôi xác định từ ban đầu, danh sách chủ đề chỉ có 1, đó là “kem chống nắng”

Những chủ đề này, phải đảm bảo tính liên quan, cũng như quan trọng của website/ doanh nghiệp.

Xác định được các chủ đề chính này, bạn có thể dễ dàng lên được một cấu trúc chuyên mục hoàn chỉnh cho website, và phát triển thành nhiều từ khóa tương ứng với mỗi chủ đề.

Bước 4: Tạo danh sách từ khóa chính

Sau khi xác định được các chủ đề chính của website, hãy dựa vào đó, xác định các từ khóa của website bạn.

Các từ khóa này phải liên hệ trực tiếp đến chủ đề chính của website, cũng như hướng đến khách hàng mục tiêu.

Dó đó, từ khóa chính của website tôi là “kem chống nắng”.

Bước 5: Tổng hợp từ khóa

Bạn có thể tổng hợp từ khóa theo các ý tưởng nghiên cứu tôi giới thiệu ở phần 1 hoặc sử dụng các công cụ ở phần 2.

Ở đây, tôi sẽ hướng dẫn bạn tổng hợp từ khóa bằng công cụ Ahrefs.

Đầu tiên, bạn nhập từ khóa chính của mình vào tính năng Keywords Explorer

Ahrefs sẽ trả về kết quả gồm các chỉ số và dữ liệu xoay quanh từ khóa này. Bước này các bạn hãy lưu ý đến phần Keywords Idea, ở đây Ahrefs sẽ gợi ý cho các bạn những từ khóa xoay quanh chủ đề “kem chống nắng”

Bấm chọn vào View all để xem được tất cả các từ khóa mà Ahrefs gợi ý cho bạn

Việc tiếp theo của bạn là xuất toàn bộ những gợi ý này về.

Nhấp chọn vào phần Export và chờ đợi Download.

Sau khi tải file gợi ý từ khóa về, bạn chỉ cần giữ lại các cột Keywords, KD và Volume, lượt bỏ bớt các cột còn lại.

Tiếp đến, bạn cần lọc bỏ những từ khóa trùng và những từ khóa không dấu đi.

Cuối cùng bạn đã được một file tổng hợp từ khóa.

Bước 6: Chọn từ khóa phù hợp với website của bạn

Ở bước này, hãy đọc qua một lượt các từ khóa mà bạn có. Sau đó lược bỏ các từ khóa mà bạn cho rằng không đáp ứng các tiêu chí tôi đã chia sẽ ở phần trên, như: volume search, search intent và mức độ phù hợp với website.

Ví dụ: Mình sẽ lược bỏ các từ khóa có volume search quá thấp hoặc không có, vì khi triển khai các từ khóa này dù tốt đến đâu, nó vẫn không mang đến cho mình 1 lượng user tốt.

Bước 7: Chia từ khóa theo từng nhóm nhỏ

Từ danh sách có được ở bước 3, hãy xác định nhóm từ khóa phụ và nhóm khóa bổ nghĩa.

Tiếp tục nhóm từ khóa bổ nghĩa theo thành các nhóm nhỏ.

Ví dụ, ở lĩnh vực kem chống nắng, đối với nhóm keyword modifier tôi sẽ chia thành các nhóm sau:

1. Từ khóa theo chức năng

2. Từ khóa theo thương hiệu

3. Từ khóa sản phẩm

4. Từ khóa thông tin

Sau khi chia nhóm keyword modifier thành các nhóm nhỏ, bạn được bản từ khóa như sau

Tham khảo bảng từ khóa demo của tôi tại đây.

Bước 8: Lập kế hoạch triển khai

Ở bước này, dựa vào tiêu chí mức độ cạnh tranh của từ khóa, để xác định ưu tiên triển khai từ khóa nào trước và từ nào sau.

Tool Ahrefs thì ước tính mức độ cạnh tranh từ khóa bằng keyword difficulty (KD), chỉ số càng cao, chứng tỏ độ cạnh tranh càng cao.

Nhìn vào hình minh họa trên, tôi sẽ ưu tiên triển khai các từ khóa có KD = 0. Tuy nhiên, chỉ số KD của Ahrefs chỉ là ước tính, độ chính xác không hẳn 100%. Bạn nên phối hợp nhiều tips xác định mức độ cạnh tranh của từ khóa mà tôi chia sẻ ở phần trên.

Mẹo: Hãy nhập vào Google với cú pháp allintitle:keyword

Bằng câu lệnh này, bạn sẽ tìm được và thống kê có bao nhiêu bài viết chứa từ khóa mà bạn tìm kiếm.

Ví dụ: “allintitle:có nên bôi kem chống nắng trực tiếp lên mặt”

Có 28 kết quả bài viết có chứa từ khóa “có nên bôi kem chống nắng trực tiếp lên mặt”, mức độ cạnh tranh không quá cao, và bạn có thể dễ dàng lọt vào trang 1 hay các vị trí cao với từ khóa này.

Lưu ý: Đây chỉ là một mẹo nhỏ, bạn không nên quá phụ thuộc vào nó.

Mặc dù từ khóa chính “kem chống nắng” có độ cạnh tranh cao nhất, nhưng nó là từ khóa chính, cũng như là nội dung chính của cả website, nên tôi vẫn sẽ triển khai nhóm từ khóa này đầu tiên.

Sau khi xác định được mức độ ưu tiên của các từ khóa, bạn đã có một kế hoạch từ khóa hoàn chỉnh. Hãy bắt đầu lên kế hoạch triển khai nội dung, tùy theo nguồn nhân lực và ngân sách của bạn.

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết này của tôi sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình nghiên cứu từ khóa.

Bạn sẽ thử mẹo nào từ hướng dẫn hôm nay?

Dù bằng cách nào, hãy cho tôi biết bằng cách để lại bình luận nhanh bên dưới.

Chúc các bạn thành công!

Photo of author

Bài viết của

Hòa Lê

Bạn đã sẵn sàng để tăng trưởng chưa?

Hãy bắt đầu bằng việc yêu cầu một bản kế hoạch dành riêng cho bạn.

Viết một bình luận