SEO Off-page: Checklist tối ưu năm 2024

Nhiều người thường cho rằng, tối ưu SEO Off-page chỉ là việc đi xây dựng backlink.

Điều này đúng nhưng chưa đủ.

Trên thực tế, có rất nhiều chiến thuật SEO Off-page khác nữa mà bạn nên sử dụng nếu bạn muốn cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn.  

Khi nhắc đến đến SEO, bạn sẽ có hai khối công việc lớn phải làm để tăng thứ hạng website mình trên công cụ tìm kiếm: SEO On-page và SEO Off-page. Cả hai phần công việc này đều quan trọng như nhau.

SEO Off-page đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa website lên thứ hạng cao hơn trên Google. 

Trong hướng dẫn mới này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chính xác cách xây dựng SEO Off-page của một website mà Google muốn thấy, như:

  • Xây dựng backlink
  • Xây dựng tín hiệu thương hiệu
  • Local SEO
  • …. và nhiều hơn thế nữa

Đồng thời, chúng tôi sẽ đi sâu vào chi tiết của SEO Off-page và giúp bạn hiểu rõ hơn về nó là gì, tại sao nó lại quan trọng như vậy? 

SEO Off-page là gì?

SEO Off-page là bao gồm tất cả các hoạt động diễn ra bên ngoài website của bạn, nhằm tăng thứ hạng từ khóa của bạn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (Search engine results pages – SERPs).

SEO Off-page thường bị hiểu lầm là chỉ xây dựng backlink, nhưng trên thực tế có rất nhiều việc để tối ưu SEO Off-page.

Các hạng mục SEO Off-page phổ biến như: xây dựng backlink, thúc đẩy tìm kiếm thương hiệu, tăng mức độ tương tác và chia sẻ trên mạng xã hội.

Những tín hiệu này giúp cả công cụ tìm kiếm và người dùng nhận thức được độ uy tín của website và cũng được sử dụng làm yếu tố tin cậy và mức độ liên quan chính. 

Nói tóm lại: SEO Off-page là tất cả những gì bạn thực hiện bên ngoài website của bạn, khiến cho Google và các công cụ tìm kiếm khác xem website của bạn là đáng tin cậy và chất lượng.

1. Tại sao SEO Off-page lại quan trọng?

Nếu không có SEO Off-page, bạn sẽ phải “vật lộn” với hàng nghìn đối thủ mạnh, để xếp hạng cho các từ khóa có mức độ canh tranh cao.

Rất khó để Google xếp hạng bài viết hay website của bạn chỉ dựa trên nội dung, đây là lý do vì sao mà SEO Off-page xuất hiện.

Nó giúp website bạn:

  • Cho Google biết rằng người khác nghĩ về website của bạn, xác định mức độ liên quan của nội dung đối với người dùng.
  • Từ đó thúc đẩy thứ hạng từ khóa, website
  • Giúp tăng nhận diện thương hiệu
  • Tăng organic traffic

Google sử dụng hơn 200 yếu tố để xếp hạng các website, mặc dù các thuật toán và các yếu tố xếp hạng được cập nhật liên tục, tuy nhiên backlink và các tín hiệu Off-page khác vẫn là nền tảng của thuật toán Google.

2. SEO On-page vs SEO Off-page vs Technical SEO khác nhau như thế nào?

Trong các yếu tố mà Google dùng để đánh giá, xếp hạng một từ khóa của website, được chia thành 3 nhóm như sau: SEO On-page, SEO Off-page, Technical SEO.

  • SEO Onpage đề cập đến các chiến lược tối ưu trực tiếp trên website của bạn, như: nội dung, bố cục từng trang, UX/UI, hình ảnh, các thẻ meta, heading, …
  • SEO Off-page sẽ bao gồm tất cả những hoạt động bên ngoài website của bạn, như: xây dựng backlink, xây dựng tín hiệu thương hiệu, …
  • Còn Technical SEO nhằm mục đích cải thiện việc thu thập dữ liệu và việc lập chỉ mục của website dựa trên các thuật toán của Google. Nó bao gồm: cải thiện tốc độ tải trang, cấu trúc website và nhiều hơn thế nữa.

SEO On-page

SEO Off-page

  • Xây dựng backlink
  • Content Marketing
  • SMM
  • Blog Posting
  • Customer Reviews

Technical SEO

  • Tốc độ tải trang
  • Cấu trúc dữ liệu
  • XML Sitemaps
  • Canonicalization
  • Hreflang tags

Bạn không có quyền lựa chọn tiêu chí nào thực hiện và tiêu chí nào không, nếu bạn muốn cải thiện xếp hạng của mình trên công cụ tìm kiếm thì bạn phải nỗ lực thực hiện tất cả chúng.

3. Checklist tối ưu SEO Off-page

Vậy những yếu tố nào là quan trọng nhất trong SEO Off-page?

Một vài bài nghiên cứu của một số chuyên gia trên thế giới về các yếu tố xếp hạng của công cụ tìm kiếm, đã cho thấy mối tương quan rõ ràng giữa tổng số backlink và thứ hạng từ khóa.

Và Google đã nói rằng, họ vẫn đang sử dụng PageRank để đánh giá chất lượng off-page của một website.

Điều đó nói rằng: Backlink chỉ là một phần của SEO off-page. Đích thân Google đã tuyên bố rằng họ sử dụng các tín hiệu SEO off-page khác để đánh giá hoặc tăng xếp hạng của một website nào đó.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận backlink vẫn là một trong 3 tiêu chí xếp hạng quan trọng nhất và không quá khi nói backlink là “vua” trong các “chiến thuật” tối ưu SEO Off-page, nhưng chúng chỉ là một phần.

Hãy cùng xem danh sách mà tôi liệt kê bên dưới và kết hợp chúng sao cho phù hợp với website của bạn.

  1. Backlinks
  2. Brand Signals/ Brand Mentions
  3. Content Marketing
  4. Social Media
  5. Local SEO
  6. Influencer Marketing
  7. Customer Reviews
  8. Blogging

Tăng cường xây dựng Backlink

Backlink vẫn rất quan trọng đối với Google. Trên thực tế, Google hầu như không thể xác định giá trị của bất kỳ website nào nếu không có liên kết nào trỏ đến nó – bất kể nội dung trang đó có hữu ích, mới mẻ hay chuyên sâu đến mức nào.

Tôi cũng đã có đề cập ở bài nói về Backlink, “Google xác nhận backlink là 1 trong 3 yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hay xếp hạng một từ khóa, website”.

Bạn có thể xem lại bài viết đó để hiểu rõ hơn về quy trình triển khai backlink.

Nếu bạn muốn những backlink mà bạn đi cho website thực sự phát huy tác dụng, bạn hãy lưu ý các vấn đề, như:

  • Quan tâm cả về chất lượng backlink chứ không chỉ là số lượng
  • Chọn đặt Backlink từ các trang có độ uy tín cao hoặc có liên quan đến chủ đề của website.
  • Luôn có một kế hoạch triển khai backlink rõ ràng.
  • Hạn chế đặt backlink ở những website không liên quan và tuyệt đối không đặt ở web đen hoặc uy tín thấp.

Ở phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn 1 vài chiến lược giúp khai thác backlink:

1. Link bait/ Content bait

Link mồi hay nội dung mồi, đây là một chiến thuật khai thác backlink “đỉnh của chóp”. 

Loại nội dung này giúp bạn nhận đến hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn backlink, lượt chia sẻ. Và vấn đề mấu chốt ở đây bạn phải tạo ra được những nội dung CỰC KÌ “chất”.

Đó có thể là các bài tổng hợp thông tin chuyên sâu, những bài viết đề cập đến các số liệu, tỉ lệ được nghiên cứu kỹ lưỡng, infographic hoặc trend, …

Nghiên cứu các số liệu, thống kê

Tôi nhận thấy một điều rằng: các bài viết có chứa các số liệu thống kê được nghiên cứu sẽ nhận được rất nhiều các liên kết trỏ đến, với mục đích trích dẫn số liệu đó.

Bạn hãy xem:

Phần lớn các liên kết trỏ đến bài viết “long tail keywords” của Moz đang trích dẫn một thống kê cụ thể (long tail keywords chiếm 70% tất cả các tìm kiếm) từ website này.

Vì vậy hãy dành thời gian thêm nhiều số liệu thống kê vào website của bạn hơn. Điều đó sẽ khiến người khác tự động liên kết đến bài viết của bạn.

Tuy nhiên, bạn phải chắc chắn một điều rằng, các số liệu của bạn nghiên cứu phải chính xác và căn cứ trên một cơ sở nào đó.

Nội dung dài và chuyên sâu

Rõ ràng những nội dung dài, chuyên sâu, cung cấp được đầy đủ thông tin cho người dùng hơn, sẽ có xu hướng được chia sẻ nhiều hơn và từ đó bạn cũng nhận được nhiều backlink trỏ đến hơn.

Infographic Citation

Infographic Citation là việc tạo ra các hình ảnh trình bày các thông tin làm sao cho chúng trở nên trực quan, dễ nắm bắt và thu hút được sự quan tâm của mọi người. 

Có thể là hình ảnh hướng dẫn quy trình làm một việc gì đó, hay bảng thống kê số liệu, …. những hình ảnh trực quan đó dễ dàng được mọi người sử dụng và chia sẻ. Và khi họ sử dụng những hình ảnh đó vào bài viết, thì hiển nhiên họ phải để trích xuất nguồn, và bạn sẽ nhận thêm một backlink trỏ về.

Mấu chốt ở đây là bạn phải đầu tư vào hình ảnh.

2. Guest Post

Đăng bài viết trên các website khách là một hình thức khai thác backlink cũng như Off-page RẤT hiệu quả. Không những bạn có thể khai thác backlink từ bài đăng đó, bạn còn có thể đưa thương hiệu của bạn vào đó và quảng bá đến người đọc của website khách.

Guest Post sẽ có 2 hình thức:

  • Một là, bạn có thể gắn backlink về website, đồng thời nhắc đến thương hiệu của bạn.
  • Hai là, bạn chỉ có thể đề cập đến thương hiệu của bạn mà không được phép gắn backlink về website.

Chỉ nhắc đến hay đề cập đến thương hiệu sẽ không có tác dụng mạnh mẽ như backlink. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tác dụng của nó, vì nó cũng góp phần tăng nhận diện thương hiệu của bạn.

3. Broken Content Building

Đây là một cách xây dựng liên kết khá cũ, và hiện nay cũng ít được các SEOer sử dụng đến.

Broken Link Building (còn được gọi là Dead Link Building) là hoạt động xây dựng các backlink bằng cách thay thế các URL 404 của một website nào đó đến một nội dung đang hoạt động trên website của bạn.

Vấn đề là, việc tìm kiếm các Broken Link cùng lĩnh vực với website của bạn bằng cách nào?

Ví dụ, gần đây chúng tôi đã xuất bản một bài viết về “Email Marketing: Hướng Dẫn cho Người Mới Bắt Đầu

Tôi nhập từ khóa “email marketing” vào tính năng Content Explorer của Ahrefs.

Sau đó chọn Only Broken

Ở đây, bạn sẽ nhận được danh sách các nội dung liên quan đến chủ đề hoặc chứa từ khóa “email marketing” đã bị lỗi 404.

Việc tiếp theo là hãy thu thập tất cả các dữ liệu này vào danh sách của bạn cũng như các phương thức liên hệ với chủ website, có thể là email.

Đơn giản nhất, bạn có thể tiếp cận chủ sở hữu website và đề xuất điều gì đó bằng cách gửi một email bắt đầu.

Hãy chuẩn bị một kịch bản thật là tốt, thay vì yêu cầu một thứ gì đó, bạn hãy đưa ra một đề nghị giúp đỡ cho họ trước.

Và hãy làm tương tự như vậy với các từ khóa hay nội dung khác của bạn.

Đây là một cách khai thác backlink mà tôi không đánh giá cao vì nó tương đối mất thời gian và tỉ lệ thành công khá thấp.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ có một bài hướng dẫn chi tiết đến bạn về cách khai thác loại backlink này.

Brand Signals (Tạo tín hiệu thương hiệu)

Google đánh giá rất cao về thương hiệu, tất cả chúng ta đều biết điều đó. Do đó, việc xây dựng tín hiệu thương hiệu là điều cần thiết đối với SEO cũng như đối với hoạt động marketing tổng thể.

Tất cả các doanh nghiệp đều tích cực, nỗ lực để tăng nhận diện thương hiệu của mình bằng nhiều cách khác nhau.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là, tín hiệu thương hiệu có sức ảnh hưởng như thế nào đối với SEO? Và làm cách nào để đo lường rằng tín hiệu thương hiệu của bạn đang phát triển?

Bạn có thể kiểm tra việc đó bằng cách xem lượt tìm kiếm thương hiệu của bạn trên các công cụ hỗ trợ như: Ahrefs, SEMrush, keywordtool.io, …

Đây là khi mọi người tìm kiếm tên thương của bạn trên Google, có thể cụ thể hơn là tên sản phẩm, dịch vụ hoặc tên miền của bạn. 

Nếu lượt tìm kiếm thương hiệu tăng lên, có nghĩa là bạn đang đi đúng hướng.

Việc “cần mẫn” trong việc xây dựng thương hiệu giúp Google hiểu và đánh giá mức độ uy tín của bạn và giúp bạn thu hút được nhiều organic traffic hơn vào website.

Bạn có thể bắt đầu xây dựng thương hiệu của mình bằng cách xây dựng cộng đồng trên: Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok, … bạn có thể chọn 1 hoặc tất cả tùy vào thế mạnh, ngân sách, nhân lực cũng như loại nền tảng nào phù hợp với bạn.

Đây là cách tốt nhất để tăng tín hiệu thương hiệu của bạn. 

  • Thứ nhất, nội dung của bạn trên các nền tảng này sẽ tiếp cận được RẤT NHIỀU người.
  • Thứ hai, nhiều người xem xong nội dung tại đây, sẽ có xu hướng tìm kiếm thương hiệu của bạn trên Google.

Content Marketing

Khi nhắc đến Content Marketing, mọi người đều nghĩ rằng đây là một trong những công việc của SEO On-page, là việc tạo ra và xuất bản nội dung trên website.

Không phải vậy!

Xét một cách tổng thể, Content Marketing phục vụ cho cả On-page và Off-page và nhiều hơn thế nữa. Xuất bản nội dung chất lượng trên website, đó chỉ là một phần nhiệm vụ của content marketing. 

Bạn không thể khai thác Off-page trên báo chí, hoặc đăng bài guest post, tín hiệu thương hiệu từ mạng xã hội, … mà không có nội dung.

Việc tạo ra một nội dung hấp dẫn, thu hút giúp bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng của mình, hơn nữa bạn có thể nhận được các lượt chia sẻ tự nhiên.

Local SEO

Thông thường mọi người hay cho rằng SEO local là một “nhánh” riêng trong SEO, tuy nhiên nó là một kỹ thuật thuộc SEO Off-page. 

Có hai hạng mục thuộc SEO Local mà bạn cần tối ưu:

  • Google My Business
  • NAP Citation

1. Google My Business 

Tối ưu hóa Google My Business để được xếp hạng cao trên Maps là một chiến thuật trong SEO Off-page.

Tối ưu Google My Business giúp tăng độ uy tín doanh nghiệp cũng như giúp bạn tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn.

Và hiển nhiên nếu Maps của bạn được xếp hạng ở vị trí cao thì khả năng tiếp cận đến khách hàng cũng cao hơn.

Chúng tôi sẽ bài hướng dẫn chi tiết hơn về cách tối ưu Google My Business, bạn hãy chờ đón xem nhé.

2. NAP Citation

NAP Citation là một công cụ tham chiếu trực tuyến. NAP Citation giúp người tìm kiếm nhận biết tên, địa chỉ và số điện thoại của doanh nghiệp mà không cần đến Local map.

Khi có một website uy tín nhắc đến doanh nghiệp của bạn, NAP Citation sẽ tự động hiển thị các thông tin liên quan đến doanh nghiệp bạn.

Các chiến thuật tối ưu SEO Off-page khác

1. Bài PR

Trong một thời gian dài, PR và SEO được coi là hai kênh marketing khác nhau, nhưng trong những năm gần đây, ranh giới này đã mờ đi và PR dường như là một “task” trong SEO.

Bài PR đóng góp vào các tín hiệu SEO Off-page cũng như thương hiệu hơn là chỉ giúp xây dựng backlink. Một chiến dịch PR thành công cũng có thể:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu và kết quả tìm kiếm thương hiệu.
  • Giới thiệu doanh nghiệp của bạn đến với nhiều khách hàng mục tiêu hơn và thậm chí khiến họ thảo luận về bạn.
  • Thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website.
  • Định vị bạn như một “chuyên gia” uy tín trong lĩnh vực của bạn.

2. Diễn đàn

Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy các diễn đàn được đề xuất là một trong những việc cần cho tối ưu SEO Off-page.

Tại sao?

Bởi vì, các SEOer đã quá lạm dụng, biến diễn đàn trở thành nơi spam link, vì lý do này người dùng dần rời bỏ các diễn đàn.

Nhưng hãy nhìn lại một lần nữa, SEO Off-page không chỉ là backlink.

Khi bạn sử dụng các diễn đàn như một phần chiến lược trong SEO off-page, chúng sẽ giúp bạn bổ sung rất nhiều giá trị khác. 

Hãy nghĩ sử dụng diễn đàn như là một nơi để tham gia trực tiếp vào các cuộc trò chuyện liên quan đến chuyên môn của bạn, để định vị mình là một chuyên gia và nhanh chóng được các thành viên khác trong diễn đàn coi bạn như chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực của bạn. 

Rất ít nền tảng khác cho bạn cơ hội thảo luận cởi mở với những khách hàng tiềm năng đang đặt câu hỏi về những gì bạn phải cung cấp và đây là một cách tuyệt vời để bắt đầu cho việc xây dựng mối quan hệ và lòng tin. 

3. Hợp tác với các thương hiệu lớn

Bạn có thể nghĩ rằng các thương hiệu lớn không có thời gian cho các doanh nghiệp nhỏ như bạn và tôi.

Không phải đâu!

Nếu bạn có thể cung cấp giá trị cho họ, bạn có thể sẽ nhận được một lượng traffic đến từ thương hiệu ấy theo nhiều cách khác nhau.

4. Influencer Marketing

Loại hình marketing này dựa vào việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ bởi một một người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng. Họ truyền tải thông điệp thương hiệu của bạn đến với đối tượng và cộng đồng của họ.

Những người có sức ảnh hưởng luôn có một lượng người theo dõi nhất định và đôi khi là những fans “cuồng” vô cùng “nhiệt tình”.

Những người theo dõi này sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. 

Bằng cách này, bạn đang “giết chết 1 đàn chim mà chỉ cần 1 viên đạn”, có nghĩa đang tiếp cận với hàng nghìn người theo dõi họ và gửi thông điệp của bạn đến với mọi người mà chỉ thông qua một người có sức ảnh hưởng trong ngành của bạn.

5. Customer Reviews

Ngày nay, dường như việc đánh giá của khách hàng đã bị lãng quên, rằng nó là một phần trong SEO Off-page, khó có thể biết được đánh giá của khách hàng có vai trò quan trọng như thế nào, nhưng đối với những đánh giá tốt cũng góp phần gia tăng mức độ tin cậy cho doanh nghiệp hay website của bạn.

Nó cũng góp phần tăng khả năng xếp hạng website của bạn ở những vị trí cao hơn.

Ngoài ra, từ những đánh giá tốt, còn giúp khả năng chuyển đổi tốt hơn, nâng cao uy tín website của bạn trong mắt công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, còn nhiều “chiến lược” tối ưu off-page khác mà bạn có thể tham khảo.

  • Podcast
  • Events
  • Content Syndication

Các công cụ hỗ trợ cho việc tối ưu SEO Off-page

1. Ahrefs

Không cần nói quá nhiều về công cụ “thần kỳ” này nữa, Ahrefs vô cùng đa năng. Công cụ này cho phép bạn đọc và phân tích các số liệu về từ khóa, content, đối thủ, gợi ý các vấn đề mà website bạn đang gặp phải, … và cả việc phân tích backlink. 

Bạn có thể xem lại bài hướng dẫn cách sử dụng Ahrefs của chúng tôi.

2. SEMrush

SEMrush là một công cụ cũng tương đối đa năng, cho phép bạn phân tích các backlink, so sánh website của mình với các đối thủ cạnh tranh và xác định các vấn đề cần cải thiện.

3. BuzzSumo

Có rất nhiều công cụ hỗ trợ theo dõi tín hiệu thương hiệu trên thị trường, như: mention.com, Google Alerts, …

Ở đây tôi giới thiệu đến bạn tính năng Monitoring & Alert của BuzzSumo, tính năng này cho bạn biết có bao nhiêu người đang nói về thương hiệu của bạn trên các trang tin tức, blog và diễn đàn… và theo dõi nó sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian. 

Thậm chí bạn có thể xem liệu các lượt đề cập đến thương hiệu đang có xu hướng tăng hay giảm.

Monitoring & Alert cho phép bạn tạo các alert về các thông tin sau:

  • Brands: nhận thông báo khi có bất cứ ai đề cập đến thương hiệu của bạn.
  • Competitors: nhận thông báo khi có bất cứ ai đề cập đến đối thủ của bạn.
  • Backlinks : nhận thông báo khi có backlink mới trỏ về website của bạn.
  • Content: nhận thông báo khi có nội dung mới từ một trang web nào đó.
  • Keywords: nhận thông báo khi có ai đó đề cập đến từ khóa mà bạn đang theo dõi.
  • Authors: nhận thông báo khi có cập nhật mới từ một tác giả bạn quan tâm.

Ngoài ra BuzzSumo còn các tính năng thú vị khác mà bạn có thể khám phá, như:

  • Discover: Bạn sẽ biết được những xu hướng mới nhất, chủ đề liên quan, nghiên cứu từ khóa và những câu hỏi liên quan đến từ khóa.
  • Content: Tính nang này có thể giúp bạn việc nghiên cứu nội dung chính xác về lĩnh vực mà bạn đang làm.
  • Influencers: Cho phép bạn tìm kiếm, lọc ra được những người có sức ảnh hưởng trong ngành của bạn, đó có thể là các Bloggers, Experts, Journalists, Influencers, …

Kết luận

Bây giờ bạn đã có câu trả lời cho “SEO Off-page là gì?” và cần làm những gì để tối ưu SEO Off-page cho website của mình chưa?

Hãy luôn nhớ rằng tối ưu SEO Off-page không chỉ là xây dựng backlink.

Hy vọng bài hướng dẫn tối ưu SEO Off-page của tôi sẽ giúp ích được cho bạn.

Và bây giờ bạn sẽ bắt đầu công việc Off-page của bạn như thế nào?

  • Tập trung xây dựng backlinks?
  • Hay tạo tín hiệu thương hiệu trước?
  • Hay triển khai Local SEO hoặc thêm thông cáo báo chí?
  • Hay bất cứ việc gì khác mà bạn đã sẵn sàng?

Hãy cho tôi biết bằng cách bình luận bên dưới nhé!

Chúc các bạn thành công! 

Photo of author

Bài viết của

Hòa Lê

Bạn đã sẵn sàng để tăng trưởng chưa?

Hãy bắt đầu bằng việc yêu cầu một bản kế hoạch dành riêng cho bạn.

Viết một bình luận