Search Intent trong SEO: Hướng dẫn chi tiết nhất cho người mới bắt đầu

Trang của bạn có content “siêu chất lượng” nhưng chưa chắc lên được top Google. Dù trang của bạn lên top 1 Google nhưng chưa chắc đã có traffic và giữ hạng được lâu.

Bạn đã từng gặp trường hợp này và tự hỏi tại sao chưa?

Content chất lượng, tối ưu on-page hiệu quả, keyword có thứ hạng cao… nhưng rồi cũng sẽ mất top nếu content không đáp ứng được search intent của người dùng.

Đây rõ ràng là sự lãng phí và bước đi sai lầm ngay từ khi bắt đầu.

Trong bài chia sẻ này, chúng ta sẽ tìm hiểu:

  • Tầm quan trọng của search intent.
  • Phân loại và cách nhận biết search intent.
  • Tăng traffic – chuyển đổi – lợi nhuận vượt trội bằng cách tối ưu search intent.

Đây là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng mà mọi người thường không để ý tới. Hãy chú tâm tối ưu thật tốt, trang của bạn không chỉ nhận được nhiều traffic hơn mà còn tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Search intent là gì?

Search intent (hoặc User Intent) là mục đích tìm kiếm, nó là mục tiêu cuối cùng của người dùng. Nghĩa là họ đang có một mong muốn hoặc thắc mắc nào đó mới dẫn đến hành động là vào Google để tìm kiếm câu trả lời.

Lấy lại ví dụ kinh điển để bạn dễ hiểu hơn với từ khóa tìm kiếm: cục gạch

  • Mục đích tìm kiếm của người dùng không phải là hình ảnh cục gạch.
  • Càng không phải tìm hiểu định nghĩa cục gạch là gì.
  • Ý định chính của người dùng là tìm điện thoại phổ thông giá rẻ.
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "cục gạch"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “cục gạch”

Tất nhiên, không phải keyword nào cũng thể hiện rõ ràng intent như ví dụ trên. Cùng 1 keyword có thể xuất phát từ nhiều mục đích tìm kiếm khác nhau. (Theo ThinkwithGoogle)

Đó là lý do tại sao chúng ta cần nghiên cứu thật kỹ tâm lý “khách hàng mục tiêu” để có chiến thuật tối ưu phù hợp nhất.

Search intent và insight có gì khác nhau?

Chắc chắn sẽ có nhiều người nhầm lẫn giữa search intent và insight, thực chất 2 thuật ngữ này cũng gần giống nhau về mục tiêu tìm kiếm, chỉ khác ở cấp bậc nhu cầu người dùng.

Giải thích rõ hơn:

  • Search intent của từ khóa “cục gạch” là điện thoại phổ thông giá rẻ, với mong muốn của người dùng là tìm được chiếc điện thoại có tính năng nghe gọi cơ bản và giá rẻ nhất.
  • Insight của người dùng ở phía sau search intent đó là “đang nghèo” chỉ cần tìm điện thoại để “chữa cháy”, dùng tạm xong bỏ đỡ tiếc. Nếu có smartphone cũ giá tương đương thì cũng mua luôn. 👌
2 yếu tố này góp phần giúp bạn có thể “vẽ” nên chân dung khách hàng (customer persona) được rõ nét hơn.

Tại sao phải nghiên cứu search intent?

Có khá nhiều lý do bắt buộc SEOer phải nghiên cứu search intent, ở đây chúng ta sẽ điểm qua một số lý do trọng tâm nhất.

Google quan tâm đến mục đích tìm kiếm

Trong tài liệu cách Google sắp xếp kết quả đã thể hiện rõ việc họ rất quan tâm đến mục đích tìm kiếm của người dùng, nhằm cung cấp cho người dùng những trang kết quả phù hợp nhất. Và nó cũng trở thành mục tiêu chính của SEO.

Trích dẫn tài liệu của Google: "Ý nghĩa của cụm từ tìm kiếm"
Trích dẫn tài liệu của Google: “Ý nghĩa của cụm từ tìm kiếm”

Mặc dù backlink và các yếu tố off-page là tín hiệu quan trọng để tăng thứ hạng trong SEO, nhưng nếu trang của bạn không đáp ứng đúng mục đích tìm kiếm của người dùng thì nó cũng sẽ trở nên vô nghĩa và sẽ không có được thứ hạng cao.

Trang của bạn có thể cải thiện thứ hạng

Lặp lại ý này thì có vẻ hơi thừa, nhưng tôi muốn nhấn mạnh thêm về “hành vi người dùng”.

Đây cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong các chỉ số đo lường giúp Google xác định nội dung trang của bạn có thật sự liên quan và đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Các mức độ phù hợp mà bạn cần chú ý:

  • Mức độ liên quan: Nếu người dùng tìm thấy thông tin có liên quan trên trang của bạn thì họ sẽ ít có khả năng rời khỏi trang của bạn để quay lại Google Search, việc này sẽ giúp website của bạn tăng time on page (thời lượng xem trang) và giảm bounce rate (tỷ lệ thoát) rõ ràng trên các báo cáo của Google Analytics.
  • Mức độ uy tín: Phần lớn “sức mạnh” được tạo bởi các backlink chất lượng, nhưng điều quan trọng hơn chính là chiến lược internal link hợp lý, giúp liên kết chặt chẽ các trang nội dung liên quan và xoay quanh cùng một chủ đề nhất định.
  • Mức độ hài lòng: Không chỉ dừng lại ở mức độ liên quan, nếu nội dung của bạn cung chấp đúng – đủ – chính xác và tạo thêm giá trị vượt mức mong đợi của người dùng thì đó quả là điều tuyệt vời. Trang của bạn sẽ là địa chỉ quen thuộc để người dùng quay lại bằng cách truy cập trực tiếp.

Lợi ích đối với marketing và kinh doanh

Trên trang chủ đề chiến lược tiếp thị của Google đã có bài phân tích về thúc đẩy kinh doanh bằng việc đoán trước ý định tìm kiếm của khách hàng:

Người tiêu dùng ngày nay có nhiều mong muốn khác nhau và cần được hỗ trợ cụ thể theo từng hành trình tìm kiếm. Do đó, những người làm marketing cần đi trước khách hàng 1 bước, cần phải đoán trước nhu cầu của họ bất kể họ đang ở giai đoạn tìm kiếm nào.
Trích dẫn tài liệu của Google: “Người làm marketing cần đoán trước nhu cầu của khách hàng”

Trong khảo sát toàn cầu của Google năm 2018 có tới 74% khách hàng đang mua sắm tại của hàng đã từng dùng Google Search để tìm kiếm những thứ liên quan đến cửa hàng trước khi đến.

Thực tế, người dùng trên thiết bị di động có xu hướng tìm kiếm kèm theo “gần đây“.

Thống kê thiết bị đã truy cập các công cụ tìm kiếm trên toàn thế giới năm 2021-2022
Thống kê thiết bị đã truy cập các công cụ tìm kiếm trên toàn thế giới năm 2021-2022 (Nguồn Statcounter.com)

Điều này thật sự có ích đối với các doanh nghiệp địa phương đang kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, địa điểm ăn uống, phòng gym…

Phân loại search intent

Người dùng có rất nhiều mục đích dẫn đến việc tìm kiếm bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng các chuyên gia SEO đã phân loại ra thành 4 nhóm search intent chính:

Thông tin (informational)

Tôi nghĩ đây là loại tìm kiếm phổ biến nhất, nhóm người dùng này muốn giải đáp cho một câu hỏi, địa điểm hoặc tìm giải pháp cho một vấn đề cụ thể nào đó.

Cho dù người dùng có nhu cầu tìm kiếm câu trả lời nhanh hay phân tích chuyên sâu thì hầu hết các keyword thường bao gồm các cụm từ: là gì, là ai, cách làm, như thế nào, phải làm sao, có lừa đảo không…

Ví dụ về tìm kiếm thông tin:

  • audit content là gì
  • cách kiếm tiền affiliate
  • fe credit có lừa đảo không
  • cách nghiên cứu từ khóa đối thủ
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "Cách kiếm tiền affiliate"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “Cách kiếm tiền affiliate”

Điều hướng (navigational)

Đây cũng là kiểu tìm kiếm mà tôi hay dùng để truy cập 1 website nổi tiếng nào đó nhưng lại không nhớ domain/URL chính xác.

Tôi gõ tên thương hiệu (nổi tiếng, riêng biệt) lên Google Search (thậm chí là viết sai chính tả) thì sẽ nhận được các kết quả đầu tiên là website chính xác của thương hiệu đó.

Ví dụ về tìm kiếm điều hướng:

  • ACB online
  • youtube
  • cà phê f
  • tài chính z
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "Tài Chính Z"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “Tài Chính Z”

Google Search đủ thông minh để có thể hiểu được nhu cầu và trả lại cho bạn các kết quả phù hợp nhất, thậm chí nó còn biết bạn đang viết sai chính tả và gợi ý cụm từ chính xác hơn.

Điều tra thương mại (commercial investigation)

Với các keyword bao gồm tên thương hiệu, loại sản phẩm, mô hình dịch vụ cụ thể nào đó, bạn có thể hiểu rằng mục đích cuối cùng của người dùng là tìm hiểu thêm thông tin để mua hàng.

Ví dụ về tìm kiếm điều tra thương mại:

  • trung tâm tiếng Anh tốt ở TP.HCM
  • review nồi chiên không dầu
  • book bài PR chiết khấu cao
  • dịch vụ seo website tổng thể
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "review nồi chiên không dầu"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “review nồi chiên không dầu

Đây là nhóm người dùng có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn, vì họ có sẵn nhu cầu và ý định mua sắm trong tương lai.

Giao dịch (transactional)

Rất nhiều khách mua sắm online có thói quen tìm kiếm với tên dịch vụ, mã sản phẩm chính xác trên công cụ tìm kiếm.

Với mục đích tìm kiếm này thì khách hàng có xu hướng click vào các trang giảm giá ưu đãi, bán hàng trực tiếp hoặc các sàn thương mại điện tử.

Ví dụ về tìm kiếm giao dịch:

  • giá máy giặt LG 9kg cửa ngang
  • mã giới thiệu vnpay
  • macbook pro 15 inch
  • học phí IELTS Vietop
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "Giá máy giặt LG 9kg cửa ngang"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “Giá máy giặt LG 9kg cửa ngang”

Với mục đích tìm kiếm giao dịch này sẽ có tỉ lệ chuyển đổi rất cao vì khách hàng đang ở trạng thái “chọn mua”.

Cách xác định search intent?

Nhận biết qua dấu hiệu từ ngữ

Hiện tại có khá nhiều công cụ hỗ trợ SEO đã có tính năng hỗ trợ bạn nhận biết được search intent của người dùng như Ahrefs, Semrush…

Nhưng theo cá nhân tôi đánh giá thì nó không thực sự chính xác và chỉ mang tính chất tham khảo.

Trong khi đó, hầu hết các keyword đã thể hiện rõ mục đích tìm kiếm trong từng cụm từ đó rồi. Dựa vào ý nghĩa của keyword, bạn có thể phân loại được search intent thuộc nhóm nào trong 4 nhóm đã kể trên.

Một số từ ngữ đặc trưng cho từng nhóm search intent

InformationalNavigationalCommercial investigationTransactional
How (như thế nào)Tên thương hiệuBest (tốt nhất)Buy (mua)
What (là gì)Tên sản phẩmTop (hàng đầu)Coupon (giảm giá)
Who (ai là)Tên dịch vụReview (đánh giá)
Where (ở đâu) Thuộc tính của sản phẩm (kích cỡ, màu sắc)Order (đặt hàng)
Why (tại sao) Comparison (so sánh)Loại cửa hàng (tên thành phố)
Guide (hướng dẫn) Purchase (mua)
Tutorial (hướng dẫn) Cheap (rẻ)
Resource (nguồn) Price, Pricing (giá)
Ideas (ý tưởng)
Tips (mẹo)
Learn (tìm hiểu)
Examples (ví dụ)
Nguồn: ahrefs.com

Tuy nhiên, cách này vẫn chưa phải là tốt nhất, vì các nhận định vẫn mang tính chủ quan, phỏng đoán của SEOer, như đã nói ở trên thì cùng một keyword có thể ẩn chứa nhiều mục đích khác nhau.

Vì vậy, bạn cần tham khảo thêm cách xác định search intent dựa trên SERPs Google.

Nhận biết qua SERPs Google

Google không chỉ lập chỉ mục nội dung mà nó còn thu thập dữ liệu chi tiết theo IP, vị trí địa lý, quốc gia, ngôn ngữ…

Với nguồn dữ liệu khổng lồ, Google hiểu rõ mục đích tìm kiếm và hành vi của người dùng.

Vì vậy, trang đầu SERP của Google sẽ phản rõ nét nhất điều mà người dùng đang tìm kiếm.

Tôi nghĩ, xác định search intent của người dùng bằng cách tham khảo SERP Google chính là giải pháp hiệu quả nhất.

Bên dưới đây là các dạng hiển thị SERP tương ứng với từng ý định tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay.

1. Tìm kiếm nghiên cứu thông tin (information)

Các keyword liên quan đến nghiên cứu thông tin sẽ được Google Search hiện kết quả bao gồm các trang tin tức, định nghĩa, khái niệm, nghiên cứu chuyên sâu hoặc blog chia sẻ kiến thức.

Với ý định tìm kiếm này thì có nhiều dạng hiển thị trên SERP, phổ biết nhất là featured snippets, knowledge panel, knowledge graph carousel, top stories

Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "ecom là gì" (dạng Featured Snippets)
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “ecom là gì” (dạng featured snippets)
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “elon mush là ai” (dạng knowledge panel)
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "nghệ sĩ"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “nghệ sĩ”
Với search intent phổ biến này, SERP thường thấy các thứ hạng cao là các trang báo chí lớn, wikipedia hoặc các trang chuyên ngành nổi tiếng.

2. Tìm câu trả lời nhanh (quick answers)

Dạng tìm kiếm này phổ biết với các nhóm keyword định nghĩa cơ bản hoặc cập nhật tỉ giá, tỉ số, thời tiết, bảng tính… Truy vấn này cũng được SERP hiển thị dạng featured snippets thường xuyên nhất.

Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "1+1"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “1+1
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "1 usd ="
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “1 usd =
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "ti số vn với thái lan"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “ti số vn với thái lan

Kết quả có thể được tạo ra bởi chính Google hoặc được trích nổi bật từ 1 trang thông tin, báo lớn nào đó.

Đúng với tên gọi, với dạng hiển thị câu trả lời nhanh này đã giải đáp “đủ và thỏa mãn” được nhu cầu đơn giản của người dùng.

Dạng này không mang lại tiềm năng nhiều traffic cho website của bạn, vì đa số đối tượng người dùng ít có xu hướng click vào trang.

3. Tìm hiểu thương hiệu (explore brands)

Khi tìm kiếm chính xác tên thương hiệu trên Google, ngoài ý định điều hướng vào website của thương hiệu đó, thì người dùng còn có thêm nhu cầu tìm hiểu nhiều thông tin khác như lịch sử hình thành, trụ sở, người đại diện… hoặc các phốt, sự cố truyền thông liên quan.

Hầu hết các kết quả đầu tiên đều là website chính thức của thương hiệu (nếu họ khác biệt). Đối với các thương hiệu nổi tiếng, có thể SERP sẽ hiển thị thêm dạng featured snippets, sitelink search box (hộp tìm kiếm liên kết bổ sung).

Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "thegioididong"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “thegioididong

Nếu website được tối ưu tốt và có cấu trúc dữ liệu rõ ràng thì được Google bot lập chỉ mục tốt, từ đó sẽ hiển thị thêm sitelink search box, giúp trang được nổi bật hơn và tăng tỉ lệ nhấp chuột (CTR) hơn với nhiều sựa lựa chọn liên quan.

Không phải lúc nào Google cũng cho ra kết quả chính xác website của thương hiệu, vì rất nhiều thương hiệu có tên na ná gần giống nhau. Lúc này thì chắc chắn website của ai làm SEO tốt hơn thì sẽ có thứ hạng cao rồi.

4. Tìm địa điểm (local/locations)

Với dạng local pack được hiển thị ở đầu kết quả thì bạn dễ dàng nhìn thấy có nhiều đánh dấu vị trí nổi bật (geographic markers) có thể bạn sẽ quan tâm.

Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "thành phố thủ đức"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “thành phố thủ đức

Với dạng tìm kiếm địa điểm này thì search intent có thể là tìm hiểu diện tích, vị trí chính xác trên bản đồ, các địa danh và dịch vụ lân cận. Đặc thù một số địa danh, con đường được đặt theo tên một nhân vật lịch sử nào đó thì SERP cũng sẽ hiển thị bổ sung knowledge panel liên quan.

Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "trần duy hưng"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “trần duy hưng

Ngoài ra, vẫn có thêm dạng hiển thị knowledge graph carousel gồm các địa điểm lận cận, nếu người dùng tìm kiếm lần lượt nhiều địa điểm có vị trí địa lý liền kề nhau. Đây là một trải nghiệm thú vị trên SERP mà ít ai để ý, nhưng tôi cũng không chắc là bạn có thể tận dụng và tối ưu được gì trong SEO.

Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "quận gò vấp"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “quận gò vấp

Như đã nói ở đầu bài, dạng tìm kiếm này có liên quan mật thiết đến các doanh nghiệp, cửa hàng ở địa phương.

Đặc biệt, việc tìm kiếm dịch vụ lân cận đang trở nên phổ biến với tầng suất rất cao trên Google Maps, tôi muốn bạn hiểu là cả trên website và app mobile.

Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "action digital"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “action digital”
SEO Google Maps có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhưng thường rất ít SEOer để ý và tối ưu. Với search intent của nhóm người dùng này sẽ có tỉ lệ chuyển đổi cao.

5. Tìm nơi mua hàng, giao dịch (purchase intentions)

Search intent này quá rõ ràng rồi, người dùng đã có ý định nghiên cứu và mua sắm thì sẽ tìm kiếm bằng tên/mã sản phẩm cụ thể.

Các thứ hạng hàng đầu trên SERP thông thường là các website bán hàng trực tiếp hoặc sàn thương mại điện tử.

Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "máy lạnh daikin"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “máy lạnh daikin

Trước đây, SERP mặc định hiển thị thêm shopping box đối với mốt số keyword ngách tên sản phẩm. Nhưng hiện tại, Google đã thể hiện rõ chữ “Quảng cáo” (Ads) trên các shopping box này, đồng thời mở thêm chuyên mục Shopping (Mua sắm) riêng.

Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "nồi cơm điện tử Panasonic"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “nồi cơm điện tử Panasonic
Với các dạng hiển thị này thì bạn có thể thấy rõ tín hiệu của việc “sẵn sàng” giao dịch, mua sắm của người dùng. Tuy nhiên, với lượng quảng cáo dày đặt cũng báo hiệu cho bạn biết được mức độ cạnh tranh của nó

6. Tìm hình ảnh (image/visual)

Khi kết quả đầu tiên của SERP Google là hình ảnh thì chắc chắn người dùng đang có ý định tìm kiếm để tham khảo các hình ảnh trực quan.

Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "sân vườn đẹp"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “sân vườn đẹp”

Và phần lớn các kết quả tiếp theo đều có nội dung bao gồm nhiều hình ảnh liên quan.

Google Search hiển thị các hình ảnh nổi bật có trong nội dung trang
Google Search hiển thị các hình ảnh nổi bật có trong nội dung trang
Trong bài SEO hình ảnh trước đây tôi đã có hướng dẫn chi tiết 11 cách tối ưu đơn giản.

Đối với một số ngành hàng chú trọng hình ảnh như thiết kế nội thất, xây dựng, làm biển hiệu quảng cáo… thì không nên bỏ qua việc tối ưu hình ảnh trên Google Search/Image.

7. Tìm video

Việc tìm kiếm video cũng tương tự như hình ảnh, nó cho người dùng thấy những kết quả trực quan hơn.

Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "hướng dẫn tập ngực"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “hướng dẫn tập ngực”

Các kết quả video này xuất hiện đối với các cụm từ khóa nhắm đến nội dung phức tạp, người dùng có ý định và xu hướng click vào xem video hơn là đọc chữ. Ví dụ như các tìm kiếm liên quan đến MV ca nhạc, sự kiện, hướng dẫn tập thể thao, nấu ăn, lái xe…

Nội dung của bạn có chèn video mô tả là một lợi thế, người dùng có xu hướng thích xem video hơn là đọc chữ, đây là 1 yếu tố góp phần tăng time on page.

8. Tìm kiếm hỗn hợp (mixed results)

Với nhóm search intent này thì đến Google còn bó tay chứ đừng nói đến các SEOer. Bởi keyword quá ngắn hoặc quá chung chung, có khi người dùng còn chưa biết ý định của chính mình là gì. 😅

Chỉ với từ khóa “trà sữa” thì search intent của người dùng có thể là:

  • Cách làm trà sữa.
  • Tìm hình ly trà sữa.
  • Tìm tên quán trà sữa.
  • Tìm vị trí các quán trà lân cận.
  • Thông tin lịch sử, nguồn gốc của trà sữa…
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ "trà sữa"
Kết quả tìm kiếm Google với cụm từ “trà sữa”

Đó là lý do tại sao SERP Google lại hiển thị nhiều dạng cùng lúc, search intent hỗn hợp này thật sự rất khó cho người làm SEO.

Mặc dù các dạng keyword này có volume search rất cao, nhưng tôi thường bỏ qua và không cố gắng phân tích để tối ưu.

Vì cạnh tranh lớn, không chắc là tối ưu đúng hướng search intent mà có khi còn lãng phí thời gian không cần thiết.

Khi bạn hiểu rõ và nhận biết rõ ràng search intent của người dùng rồi thì coi như bạn đã nắm được 1 nửa thành công trong việc định hướng nội dung rồi đó. Vì từ đây, bạn đã có thể chọn lọc, loại bỏ bớt những mục tiêu không phù hợp cho kế hoạch, chiến lược marketing sản phẩm hiệu quả.

Cách tối ưu cho search intent giúp tăng chuyển đổi

1. Lập kế hoạch phễu marketing

Đó là cách kết hợp search intent với mô hình AIDA:

  • Attention => Informational
    Tạo sự chú ý: Cung cấp thông tin hữu ích để tiếp cận đến người dùng.
  • Interest => Navigational
    Tạo sự quan tâm: Điều hướng người dùng bằng nội dung có đề cập đến sản phẩm, thương hiệu của bạn.
  • Desire => Commercial Investigation
    Tạo mong muốn: Phân tích, so sánh tạo sự thích thú và mong muốn sở hữu.
  • Action => Transactional
    Hành động: Kêu gọi hành động, nhắc nhỡ và thúc đẩy khách hàng quyết định mua sắm.

2. Xác định search intent thông qua từ khóa

Đúng rồi, tôi đang tiếp tục lặp lại điều này. Nếu từ ban đầu bạn không hiểu được ý định tìm kiếm của người dùng thì khả năng rất cao là nội dung bạn tạo ra sẽ trở nên vô nghĩa và lãng phí.

Thông qua các từ khóa mục tiêu, bạn hãy nghiên cứu thật kỹ mong muốn cuối cùng của người dùng là gì. Xác định đúng sẽ giúp bạn loại bỏ những keyword vô dụng, không mang lại giá trị cho website của bạn.

3. Tạo nội dung thu hút

Đã qua rồi cái thời “xào trộn” nội dung rác để đối phó với Google bot!

Tại sao tôi nói như vậy? Tại vì:

  • Năm 2018-2019, Google đã có công bố về mã nguồn mở BERT và công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiện NLP hoạt động rất thông minh và mạnh mẽ.
  • Năm 2021, ông Pandu Nayak (Phó chủ tịch của Google) đã có chia sẻ về công nghệ AI mới nhất với tên gọi Google MUM (Multitask Unified Model), AI này có khả năng quét toàn bộ dữ liệu trên internet với 75 ngôn ngữ khác nhau để phân tích và dự đoán được chính xác ý định tìm kiếm của người dùng.
Trích dẫn tài liệu Google Multitask Unified Model
Trích dẫn tài liệu Google Multitask Unified Model
Content là trái tim của SEO, không chỉ đơn giản là thu hút mà nội dung cần phải chất lượng, đáp ứng đủ và đúng nhu cầu của người dùng.

4. Cải thiện nội dung cũ

Trang của bạn bị giảm thứ hạng? Đó chính dấu hiệu cho thấy rằng search intent người dùng đang thay đổi, Google đang cập nhật và chắc chắn rằng nội dung của bạn đang lỗi thời, đang không đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng.

Tất cả các trang đều là những mắc xích quan trọng trong website, nhiều nội dung chất lượng sẽ giúp website tăng trưởng tổng thể và sẽ có nhiều trang đạt thứ hạng cao trên SERP Google.

Chúng tôi đã có bài hướng dẫn audit content, bạn nên xem tham khảo để kiểm tra và cải thiện nội dung thật tốt.

5. Tối ưu hóa trang điều hướng và thương mại

Chắc chắn rồi, không có ai làm SEO vì đam mê cả.

Trang của bạn có thứ hạng cao, thu hút được nhiều organic traffic, nhưng không tạo ra tiền, không có chuyển đổi, không tăng giá trị thương mại thì công sức của bạn cũng trở thành vô nghĩa.

Đây gần như là bước cuối cùng trong mô hình phễu marketing AIDA, bạn tăng trải nghiệm người dùng bằng việc tối ưu thật tốt nội dung trang chuyển đổi.

Và đừng quên kêu gọi người dùng đồng ý “mua hàng” một cách tinh tế bạn nhé.

6. Kiểm tra và tận dụng cơ hội

Không có gì nhanh và thiết thực bằng việc tận dụng tài nguyên và cơ hội sẵn có trên trang của bạn.

Một công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn chính là Google Search Console, tại mục “Kết quả tìm kiếm” sẽ thống kê các keyword hiện tại có hiệu suất tốt từ các trang nội dụng hiện có trên website.

Hình mô tả công cụ Google Search Console
Hình mô tả công cụ Google Search Console

Đừng quên cài đặt Search Console, công cụ này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét và sâu sắc hơn về nội dung các trang đang có sẵn trên website.

Từ đó, bạn có thể dễ hàng điều hướng nội dung theo chiến lược marketing cụ thể, thu hút thêm nhiều traffic tiềm năng để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho danh nghiệp của bạn.

Kết luận

Thói quen tìm kiếm của người dùng luôn thay đổi và Google luôn cải tiến cách sắp xếp kết quả nhằm đáp ứng tốt nhất cho những nhu cầu đó.

Hiện tại, SERP Google đã có rất nhiều dạng khác nhau và chắc chắn sẽ còn thay đổi liên tục trong tương lai. Nên các ví dụ, dẫn chứng trong bài này cũng chỉ góp phần giúp bạn có cái nhìn tổng quan search intent và cách xác định mục tiêu để tối ưu trang tốt hơn.

Bạn cần thường xuyên nghiên cứu search intent của khách hàng và cập nhật nội dung phù hợp nhất cho người dùng và khách hàng mục tiêu.

Với những chia sẻ và minh họa dễ hiểu nhất có thể, tôi khao khát mang đến bạn những góc nhìn trực quan và thiết thực nhất.

Nếu bạn có đóng góp hoặc thắc mắc gì thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé, tôi và đội ngũ Action Digital sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Tài liệu tham khảo

Search Intent and SEO: A Complate Guide

https://backlinko.com/hub/seo/search-intent

What is search intent? SEO for beginners

https://yoast.com/search-intent/

What the search intent? The complete guide to search intent

https://www.bluecorona.com/blog/search-intent-seo/

What the search intent? The Complete Guide for Beginners

https://ahrefs.com/blog/search-intent/
Photo of author

Bài viết của

Tùng Ngô

Tôi có niềm đam mê với tranh luận, tôi tranh luận về mọi thứ. Đây là cách tôi kiểm chứng, học hỏi và ghi nhớ kiến thức tốt nhất. Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực IT, pháp lý bất động sản, tài chính ngân hàng và digital marketing... tôi hy vọng có thể chia sẻ và góp phần giúp bạn lựa chọn được giải pháp marketing phù hợp nhất.

Bạn đã sẵn sàng để tăng trưởng chưa?

Hãy bắt đầu bằng việc yêu cầu một bản kế hoạch dành riêng cho bạn.

Viết một bình luận