Cách tạo URL thân thiện (10 lưu ý quan trọng)

URL có quan trọng với SEO không?

Câu trả lời là CÓ. Quan trọng với SEO và đặc biệt là người dùng của bạn.

Tất nhiên, tốc độ tải trang, chất lượng nội dung, từ khóa và bala bala các yếu tố khác đều ảnh hưởng đến SEO và trong đó URL “xấu” hay không “thân thiện” cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thứ hạng từ khóa cũng như website của bạn. 

Với kinh nghiệm của bản thân, thông qua bài viết này mình sẽ chia sẻ cho bạn cách tạo URL thân thiện với người dùng và cả Google. 

Đây là những cách đơn giản mà mình nghĩ bất cứ ai cũng có thể làm được. 

URL là gì?

URL (Uniform Resource Locator) hoặc địa chỉ web là địa chỉ tham chiếu cho nơi đặt tài nguyên. Nói một cách dễ hiểu, URL là địa chỉ của một trang web.

Và một URL thân thiện là URL được tạo ra và đáp ứng được cho cả nhu cầu của người dùng và công cụ người tìm kiếm. 

Ví Internet giống như một thư viện khổng lồ và URL sẽ là địa chỉ cho mỗi cuốn sách hay tài nguyên hoặc trang web ở trong thư viện đó vậy. 

Tại sao tạo URL thân thiện lại quan trọng

Google nói về tầm quan trọng của việc sử dụng URL rất đơn giản, chỉ cần thân thiện với người dùng. 

Cùng với tiêu đề, meta description thì URL cũng là một phần rất quan trọng. Các công cụ tìm kiếm sử dụng URL để hiểu nội dung của bạn là gì. 

Google cũng đã nói về việc nên tạo URL thân thiện.

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Không phải bàn cãi khi URL thân thiện với người dùng, có tác động tích cực đến trải nghiệm người dùng. 

Các URL ngắn gọn, đơn giản sẽ rất dễ ghi nhớ và người dùng thậm chí có thể nhập chúng trực tiếp vào ô tìm kiếm.

Google rất thông minh và nó đủ tinh vi để phân tích và hiểu được hành vi của người dùng, nên cấu trúc URL tốt, thân thiện sẽ giúp tăng thứ hạng SERP.

Tăng CTR

Mô tả nội dung của bạn bằng việc sử dụng một URL đơn giản, đúng search intent của người dùng và chứa từ khóa giúp bạn tăng CTR.

Tỷ lệ CTR là một yếu tố khá quan trọng trong việc xếp hạng từ khóa cũng như trang web.

Và URL là một phần quan trọng trong việc quyết định click vào trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm hay không.

Tạo sự tin cậy đối với người dùng

Nếu bạn muốn tạo sự tin cậy cho người dùng trước khi truy cập vào trang web của mình, hãy dành thời gian để tinh chỉnh lại URL của bạn để đảm bảo rằng URL đó hấp dẫn người dùng và phản ánh đúng nội dung của trang.

URL minh bạch, đơn giản dễ hiểu giúp tăng độ tin cậy của người dùng.

Cách tạo URL thân thiện với SEO

Giả sử, bạn đang muốn mua món đồ. Bạn search trên Google và bạn thấy 2 cửa hàng có bán sản phẩm mà bạn đang tìm kiếm:

Bạn sẽ nhớ được cái nào? Vâng tất nhiên là của cửa hàng thứ 1. Đó là lý do tại sao bên nên tạo URL thân thiện cho trang web của mình.

Dưới đây là 10 vấn đề bạn cần tuân thủ để tạo nên một URL thân thiện:

1. Chọn cấu trúc URL đơn giản

Bạn có thể quyết định cấu trúc URL của mình khác nhau tùy thuộc vào loại trang web của bạn và mục đích của nó phục vụ người dùng như thế nào?

Tuy nhiên, nó vẫn phải làm cho cả Google và người dùng hiểu được URL của bạn. 

Để thay đổi cấu trúc URL trong WordPress, bạn vào Settings -> Permalinks để tùy chọn chỉnh sửa cấu trúc URL của mình. 

Các lựa chọn trong Permalinks:

  • Plain: Đây không phải một lựa chọn tốt cho SEO.
  • Day and name: Nó giúp Google biết nội dung xuất bản vào thời gian nào. Nếu bạn cảm thấy điều này thực sự quan trọng với độc giả của mình thì chọn.
  • Month and name: Cũng tương tự như trên, nhưng chỉ hiển thị tháng nội dung được xuất bản.
  • Numeric: Đây cũng không phải là một lựa chọn tốt.
  • Post name: Đây là lựa chọn phổ biến nhất, tối ưu SEO. Bạn được phép tùy chỉnh cấu trúc URL theo chủ đề mình viết.
  • Custom Structure: Cho phép sử dụng các thẻ đặc biệt của WordPress để tùy chỉnh URL. Nếu một trang web lớn với nhiều danh mục quan trọng, cần sử dụng đến thẻ %category% hoặc %postname% để thêm vào URL thì đây là lựa chọn tốt.

URL phải ngắn gọn và dễ hiểu. Cấu trúc URL rõ ràng dễ đọc.

URL của một trang web phải mang tính mô tả và ngắn gọn nhất có thể. Một URL ngắn sẽ trông đơn giản và dễ đọc hơn. 

Bạn có thể so sánh giữa ví dụ:

  • URL kiểu xưa cũ: https://www.actiondigital.vn/6639jtgo9fe.html/
  • URL chưa tối ưu: https://www.actiondigital.vn/blog/contentmarketinglagi/
  • URL tối ưu: https://www.actiondigital.vn/blog/content-marketing-la-gi/

2. Giới hạn ký tự trong URL

Theo Rank Math, URL nên dài khoảng 75 ký tự là tối ưu. 

URL phải mô tả được chính xác nội dung của bài viết. Google muốn cho người dùng thấy được URL đang mô tả điều gì.

3. Tạo URL ngắn gọn dễ hiểu

Các URL dài sẽ bị cắt bớt khi hiển thị trên Google.

Việc bạn sử dụng các URL dài nó sẽ bắt cắt bớt khi hiển thị trên Google.

URL càng đơn giản càng tốt và đây là những lý do:

  • Người dùng sẽ cảm thấy không an tâm khi click vào 1 URL quá dài.
  • Thứ hai, URL quá dài sẽ không hiển thị đầy đủ trên công cụ tìm kiếm. 

Vì vậy, bạn nên sử dụng các URL ngắn gọn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng URL dài để nó mô tả được cụ thể nội dung của bài.

Điều này còn giúp cho người dùng có thể phỏng đoán được phần nào nội dung bài bài viết mà mình sắp click vào. Đây cũng là một yếu tố giúp tăng tỷ lệ CTR cho bài viết cũng như trang web của bạn.

Theo một nghiên cứu của Backlinko, ta thấy được mối tương quan chặt chẽ giữa các URL ngắn và thứ hạng cao hơn của Google.

Vì vậy, hãy xóa những ký tự không cần thiết trong URL. Ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu nhất.

Lưu ý rằng, mục đích ở đây không phải là làm cho URL của bạn ngắn đến mức không còn mô tả chính xác được nội dung của nó nữa. Đó chỉ đơn giản là loại bỏ các từ và cụm từ không cần thiết.

Theo khuyến nghị URL chính thức của Google, bạn cần phải:

  • Đặt URL thật ngắn gọn.
  • Đặt URL phải chứa chính xác keyword.

4. Chứa từ khóa trong URL

Theo John Mueller, từ khóa nằm trong URL vẫn là một yếu tố xếp hạng rất nhỏ và nó không phải là điều bắt buộc. 

Tuy nhiên, theo tôi URL của bạn tốt nhất phải chứa từ khóa chính của trang đó.

Vì sao?

Khi bạn đưa một từ khóa vào URL của mình, từ khóa đó sẽ cho Google biết: “Trang này nói về từ khóa đó”.

Trên thực tế, chính Google cũng tuyên bố rằng:

Các URL có các từ liên quan đến nội dung và cấu trúc trang web của bạn sẽ thân thiện hơn đối với khách truy cập khi điều hướng trang web của bạn.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đừng lạm dụng từ khóa. Các công cụ tìm kiếm nó vô cùng thông minh để nhận ra việc nhồi nhét từ khóa.

5. Sử dụng dấu gạch nối để phân tách các từ

Sử dụng dấu gạch nối để phân tách từng từ trong URL rất quan trọng đối với khả năng đọc của người dùng và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. 

Google khuyên bạn nên sử dụng dấu gạch ngang (-) thay vì dấu gạch dưới (_) trong URL vì dấu gạch nối được coi là dấu cách giữa các từ, trong khi các từ được kết nối bằng dấu gạch dưới được xem như một từ.

Bạn cũng nên lưu ý: 

  • Tối ưu hóa: https://www.actiondigital.vn/blog/audit-content/
  • Không được tối ưu hóa: https://www.actiondigital.vn/blog/audit_content/

Mình sử dụng dấu gạch ngang (-), để cho các công cụ tìm kiếm biết rằng “audit”, “content” là 2 từ riêng biệt.

Đó là lý do tại sao Google tuyên bố rằng mọi người nên tránh sử dụng dấu gạch dưới hoặc dấu cách trong URL.

Sử dụng dấu gạch nối để phân tách các từ

6. Sử dụng chữ cái thường trong URL

Không sử dụng chữ in hoa trong URL của bạn. Công cụ tìm kiếm có thể giải mã từ chữ hoa và chữ thường trong URL, điều này có thể dẫn đến trùng lặp URL làm cho Google khó xếp hạng cho bài đăng đó.

Ví dụ:

  • Tối ưu hóa: https://www.actiondigital.vn/blog/meta-description/
  • Không được tối ưu hóa: https://www.actiondigital.vn/blog/Meta-Description/

7. Không để trùng lặp URL

Nếu như bạn để nhiều URL trùng lặp thì Search Engine sẽ tính lỗi Duplicate.

Điều này khiến cho Google khó xếp hạng từ khóa. Vì vậy, đây cũng là một vấn đề bạn cần chú ý trong quá trình tạo URL của mình.

8. Không chứa các ký tự đặc biệt 

Đây là những gì John Mueller của Google nói về điều này:

Nói chung, tôi khuyên bạn nên tránh các ký tự đặc biệt như dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm, dấu cách, dấu ngoặc kép,… Trong URL, để giúp mọi thứ trở nên đơn giản.

John Mueller

Ví dụ:

Dấu ngoặc vuông ([]), dấu ngoặc tròn () và dấu phần trăm (%) là một số ký tự không an toàn mà bạn nên tránh sử dụng trong URL.

Các ký tự đặc biệt (bao gồm dấu phẩy, dấu chấm phẩy, v.v.) làm cho URL khó đọc hơn đối với người dùng và công cụ tìm kiếm.

9. Hạn chế đưa số và ngày tháng trong URL

Có hai lý do:

  • Trước hết, ngày tháng năm cũng như con số làm cho URL của bạn dài hơn và trông dư thừa, không cần thiết.
  • Thứ hai, ngày tháng khiến việc cập nhật nội dung của bạn trở nên khó khăn hơn. Sau một thời gian sẽ có nội dung khác cần thay đổi. Vậy việc URL của bạn lại hiển thị ngày cũ mà không phải năm hiện tại, điều đó một phần khiến người dùng không muốn click vào bài.

Bạn có thể chuyển hướng 301 trang đến một URL mới, khá là “rườm rà” khi bạn cập nhật nội dung của mình.

10. Không sử dụng toàn bộ tiêu đề bài viết

Tại sao điều này là một vấn đề?

Đầu tiên, cũng giống như ngày tháng, điều này có thể tạo ra URL dài hơn và không cần thiết.

Thứ hai, nó làm cho việc thay đổi nội dung của bạn khó hơn RẤT NHIỀU.

Ví dụ mình có xuất bản bài viết về List Post, và mình đặt luôn URL theo tiêu đề bài viết như hình

Giả sử mình muốn đổi nội dung thành những case study về dạng bài List Post thì lúc này URL sẽ bị lỗi thời, không mô tả được nội dung.

Đó là lý do tại sao mình khuyên bạn CHỈ nên sử dụng từ khóa mục tiêu hay cũng chính là từ khóa chính trong URL.

Bạn phải lưu ý một điều rằng: Hạn chế hay không nên thay đổi các URL đã publish, bạn chỉ nên thay đổi URL của các bài viết mới đang trong quá trình đăng bài. 

Kết luận

Đây là một bước mà tôi nghĩ sẽ không tốn quá nhiều thời gian để tạo nên một URL thân thiện cho trang web và cả người dùng của mình.

URL là một phần rất quan trọng với SEO. Về cơ bản, điều mà bạn cần nhớ ở đây là: URL nên ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu!

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi thắc mắc gì, hãy để lại bình luận ở phía bên dưới nhé! Mình sẽ giải đáp cho bạn.

Tài liệu tham khảo

How to Create SEO-Friendly URLs (Step-by-Step)

https://ahrefs.com/blog/seo-friendly-urls/

A Guide to SEO-Friendly URL Structures and Parameters: The Basics

https://www.semrush.com/blog/on-page-seo-basics-urls/
Photo of author

Bài viết của

Trang Đoàn

Tôi là ĐOÀN TRANG, tôi ở đây giúp bạn học và tự trải nghiệm. Với một con người có đam mê mãnh liệt với Marketing, thích thử thách và mạo hiểm. Những kiến thức mà tôi chia sẻ là những đúc kết đầy tâm huyết của tôi. Cùng đồng hành và phát triển nhé!

Bạn đã sẵn sàng để tăng trưởng chưa?

Hãy bắt đầu bằng việc yêu cầu một bản kế hoạch dành riêng cho bạn.