Internal Link là gì? Hướng dẫn tối ưu liên kết nội bộ để gia tăng thứ hạng từ khoá

Xây dựng internal link là chiến lược SEO đơn giản và phổ biến nhất hiện nay.

Tuy nhiên có nhiều người lại không thực sự chú trọng đến hiệu quả của internal link.

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn cách tối ưu hoá internal link, giải thích sự ảnh hưởng của nó trong quá trình làm SEO.

Tôi cũng sẽ chỉ cho bạn một vài chiến lược SEO sử dụng Internal link mà tôi đã áp dụng cho các dự án của Action.

Sau khi đọc xong bài này, bạn có thể truy cập website của mình lên và từng bước thực hiện theo hướng dẫn, bạn sẽ có 1 chiến dịch internal link hiệu quả ngay lập tức.

Nhưng đầu tiên, Internal link là cái gì? Hiểu sao cho đúng?

Internal link là gì?

Internal link được dịch ra Tiếng Việt là Liên kết nội bộ, tổng quan nhất, internal link được định nghĩa như sau:

Internal link là loại liên kết giữa các trang trên cùng 1 domain (tên miền) với nhau.

Rất đơn giản và dễ hiểu phải không?

Internal link không chỉ là liên kết trong bài viết theo ngữ cảnh, mà nó bao gồm tất cả các liên kết trỏ đến các trang khác của website.

Ví dụ như các bài liên quan, menu điều hướng, nút đặt hẹn, widgets bên sidebar…

Tầm quan trọng của Internal link

Internal link có lợi ích gì trong SEO không?

Trả lời nhanh là CÓ.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn thấy internal link tác động thực sự đến SEO như thế nào, bạn cần phải tìm hiểu sâu hơn một chút để biết tại sao nó lại quan trọng.

Nhìn chung có 3 chức năng chính:

Internal link hỗ trợ SEO

Internal link giúp bạn tạo ra cấu trúc website để Google và người dùng dễ dàng tìm thấy những nội dung họ cần.

Thực tế, internal link chính là cấu trúc website của bạn.

Theo tài liệu “Google Tìm kiếm hoạt động như thế nào” thì:

Google biết đến một số trang vì chúng tôi đã truy cập các trang đó từ trước. Google tìm thấy các trang khác khi truy cập đường liên kết từ một trang đã biết đến một trang mới.

Như vậy, tối ưu hoá internal link là một cách cho phép Google thường xuyên thu thập nội dung có liên quan trên website của bạn. Thêm nữa là internal link có thể cho Google thấy mối quan hệ theo ngữ cảnh giữa hai trang.

Khi bạn sử dụng internal link đúng cách, nó sẽ gởi 1 tín hiệu nói rằng trang A có liên quan đến trang B, đồng thời internal link còn giúp truyền sức mạnh giữa các trang với nhau (theo thuật toán PageRank) , từ đó tạo ra dòng chảy Link Juice giúp cải thiện thứ hạng từ khoá.

Google đã không công khai PageRank vào năm 2016. Tuy nhiên, PageRank vẫn là một phần cốt lõi trong thuật toán xếp hạng của họ. (Nguồn)

Giả sử bạn có trang A có nhiều backlink chất lượng trỏ về, trang A sẽ có sức mạnh cao, sức mạnh này có thể chuyển qua trang B thông qua internal link.

Internal link giúp tăng trải nghiệm người dùng.

Internal link cũng là một cách để cải thiện trải nghiệm người dùng (UX) của bạn bằng cách giúp người dùng của bạn tìm thấy nội dung có liên quan.

Nó đưa người dùng đến trang sản phẩm nơi họ có thể mua hàng đã được nhắc đến trong bài hướng dẫn, đánh giá,… hoặc đến nội dung khác để bổ nghĩa cho một chủ đề nhất định nào đó.

Internal link giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi

Một số trang trên website của bạn sẽ có rất nhiều traffic, có thể do từ khoá được xếp hạng cao hoặc được chia sẻ nhiều trên Facebook.

Trên website của bạn cũng có một số trang có lượt chuyển đổi cao, khách hàng thực hiện hành động mua hàng, để lại email đăng ký,…trong content marketing thì các trang này đã làm rất tốt việc chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng.

Bằng việc thực hiện internal link từ các trang có nhiều traffic đến các trang có tỷ lệ chuyển đổi cao sẽ giúp gia tăng đáng kể hiệu quả chuyển đổi.

Một internal link nhỏ có thể gia tăng hiệu quả kinh doanh bất ngờ.

Phân loại Internal Link

Internal link có thể phân thành 2 loại chính là: Internal Link điều hướng và Internal Link theo ngữ cảnh.

Internal Link điều hướng

Internal Link điều hướng tạo nên cấu trúc điều hướng chính của website.

Chúng thường được triển khai trên toàn bộ website và phục vụ mục đích chính là giúp người dùng tìm thấy những gì họ muốn.

Bạn có thể tìm thấy internal link điều hướng ở menu chính.

Hoặc footer

Hoặc các bài liên quan, bài gợi ý, sidebar, đều là internal link điều hướng

Internal Link ngữ cảnh

Các internal link ngữ cảnh là internal link được đặt trong nội dung của bài viết.

Các liên kết trong trỏ đến các trang có liên quan khác được gọi là internal link theo ngữ cảnh (liên kết nội bộ theo ngữ cảnh).

Bạn hãy làm nổi bật các internal link ngữ cảnh để người dùng dễ dàng nhấp chuột và internal link điều hướng phải trực quan để tối ưu trải nghiệm người dùng.

Việc hiểu rõ về chức năng của các loại internal link khác nhau này và cách chúng xuất hiện với người dùng có thể giúp bạn có một chiến lược tối ưu internal link hiệu quả.

Hướng dẫn tối ưu Internal link

Đây là phần quan trọng nhất, bạn có thể mở website của mình và làm theo hướng dẫn từng bước.

Hãy thật chú trọng đến trải nghiệm người dùng, đừng sử dụng các internal link vô nghĩa chỉ để mục đích gia tăng thứ hạng từ khoá.

1. Sử dụng anchor text đa dạng

Một câu hỏi tôi hay gặp là có nên sử dụng anchor text chính xác cho internal link hay không?

Thực tế là Google có nói là nên sử dụng anchor text trong internal link, điều này sẽ giúp người dùng biết được chính xác họ đang nhấp vào cái gì và dẫn đến đâu.

Google cũng đã nói rằng việc sử dụng nhiều anchor text chính xác trong các liên kết nội bộ sẽ không bị phạt.

Tuy nhiên, tôi không sử dụng 100% anchor text chính xác trong internal link, vì nó có vẻ hơi spam nếu các anchor text đều giống hệt nhau.

Tôi sẽ cân nhắc 3 điều

  • Sự đa dạng: Mặc dù bạn sẽ không bị phạt nếu bạn chỉ liên kết anchor text chính xác, nhưng điều đó là không tự nhiên. Hãy cố gắng đa dạng hóa các anchor text của bạn.
  • Các biến thể khác: Sử dụng các biến thể khác/từ khoá dài/từ khoá ngách của anchor text chính xác.
  • Sự liên quan: Không cần bắt buộc anchor text phải khớp chính xác vào một phần nội dung. Hãy đặt nó thật tự nhiên mà không làm mất đi sự phù hợp của nội dung.

Nếu bạn muốn tối ưu hóa các anchor text hiện có của mình. Bạn chỉ cần truy cập Ahrefs > Internal Backlinks.

Tại đây, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan về các backlink và anchor text đang được sử dụng.

Bây giờ nếu bạn muốn tối ưu hoá các anchor text đa dạng hơn cho từ khoá kem chống nắng cho bà bầu, bạn vào Organic Keywords, bạn sẽ thấy thêm các từ khoá dài/ từ khoá biến thể khác, hãy sử dụng thêm nó làm anchor text

Trên đây chỉ là 1 ý tưởng đơn giản mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn và tối ưu anchor text của mình.

2. Sử dụng Internal link để thúc đẩy thứ hạng từ khoá

Như tôi đã đề cập, khi trang A liên kết đến trang B, nghĩa là trang A đã truyền sức mạnh đến trang B, điều này có thể làm trang B xếp hạng cao hơn trên Google.

Internal link có thể không mạnh bằng link từ website khác trỏ về, nhưng nó vẫn rất có ích trong việc thúc đẩy thứ hạng từ khoá.

Như vậy có thể kết luận

Internal link từ các trang liên quan, có sức mạnh cao đến những trang cần thúc đẩy là một chiến lược thông minh.

Tôi sẽ gợi ý 2 cách làm đơn giản mà các bạn có thể làm theo ngay.

Cách 1: Tìm trên Google với toán tử site:domain.com “từ khoá”

Trong ví dụ của tôi là site:lamdieu.com "kem chống nắng cho da dầu"

Google trả ra 80 kết quả có liên quan đến từ khoá “kem chống nắng cho da dầu”

Bạn lấy các kết quả này cho vào Batch Analysis của Ahrefs để xem các chỉ số để tìm ra các trang liên quan và mạnh nhất.

Bạn có thể chạy nhiều biến thể từ khóa để tìm nhiều kết quả phù hợp hơn.

Khi bạn đã xác định được các trang liên quan, chỉ cần xem lại một chút và thêm các liên kết vào những nơi phù hợp nhất.

Tôi thực hiện quy trình này mỗi khi xuất bản một bài viết mới. Liên kết ít nhất từ 5 bài viết cũ.

Cách 2: Liên kết từ các trang mạnh nhất

Các trang mạnh nhất của bạn là các trang có nhiều backlink nhất.

Bạn có thể tìm thấy những trang này bằng cách sử dụng chức năng Best by links trong Ahrefs Site Explorer.

Cuối cùng, liên kết TỪ các trang đó đến các trang mà bạn muốn xếp hạng nhất.

Ví dụ, Làm Điệu vừa xuất bản bài viết về “dầu jojoba

Đây là bài viết tôi muốn xếp hạng với từ khoá Dầu Jojoba, nhưng lại là bài viết mới nên hoàn toàn không có backlink.

Trong các trang mạnh nhất trên website Làm Điệu, có trang thành phần mỹ phẩm (vị trí thứ 7 trong hình trên)

Vì vậy tôi đã chèn internal link đến bài viết về dầu jojoba. Rất phù hợp!

Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này để truyền sức mạnh đến các trang sản phẩm và dịch vụ quan trọng của bạn.

Ví dụ, bạn điều hành một website thương mại điện tử, có chuyên mục camera gia đình, tuy nhiên loại này hơi khó xây dựng backlink tự nhiên.

Bạn nên viết các bài về hướng dẫn lắp camera tại nhà, cách trích xuất camera tại nhà,…những loại bài viết này tương đối dễ dàng có được backlink.

Sau đó, bạn internal link từ các bài viết thông tin hữu ích này đến chuyên mục bán camera gia đình của mình để tăng thứ hạng.

Bạn có thể sử dụng cách trên cho cả 2 trường hợp là internal link từ bài mới sang bài cũ và bài cũ sang bài mới.

Các trang mà không nhận được bất kì internal link nào, gọi là Orphan Pages.

Bạn có thể dùng một số công cụ khác như Ahrefs Site Audit, Screaming Frog, Website Auditor,… để xác định được các orphan pages.

Sau khi có danh sách các orphan pages, thì internal link là một trong các công việc để thực hiện audit content.

3. Không nên sử dụng cùng 1 anchor text cho 2 trang khác nhau.

Việc này sẽ gây nhầm lẫn và khó hiểu cho Google.

Ví dụ bạn có 2 trang trên website của mình. Một về kem chống nắng cho da dầu và một về kem chống nắng cho da khô.

Bạn không nên liên kết 2 trang đó có cùng 1 anchor text.

Khi Google đọc được, nó sẽ hiểu cả 2 trang trên đang nói về cùng 1 chủ đề.

Thay vào đó, hãy sử dụng 2 anchor text khác nhau cho mỗi trang.

4. Ưu tiên liên kết đầu tiên

Đôi khi bạn sẽ thấy mình có 2 internal link giống nhau trên cùng trỏ đến 1 trang.

Đây là điều bình thường, nhưng bạn cần lưu ý là, Google sẽ ưu tiên liên kết đầu tiên nó tìm được.

Đó là lý do tại sao anchor text trong internal link điều hướng rất quan trọng. Điều hướng của bạn không chỉ dẫn đến RẤT NHIỀU liên kết mà còn có thể ghi đè lên các anchor text khác trên trang của bạn.

5. Kiểm tra internal link với Google Search Console

Google Search Console có một tính năng TUYỆT VỜI được gọi là: “Links”.

Và bạn có thể sử dụng tính năng này để xem các internal link trên website của bạn.

Ví dụ: nếu bạn nhìn vào báo cáo của Làm Điệu, bạn có thể thấy rằng có nhiều các internal link trỏ đến trang giới thiệu, điều khoản sử dụng, chính sách bảo mật, v.v.

Điều này không tốt cho SEO, nhưng vì các trang này đều mang tính chất điều hướng, nên phải chấp nhận.

Bạn nên kiểm tra việc này 3-6 tháng/lần. Đôi khi bạn sẽ phát hiện các trang không quan trọng lại nhận được nhiều internal link. (Bạn có thể fix nếu đó là lỗi)

6. Ưu tiên đặt internal link ở đầu trang

Tôi đã test rất nhiều vị trí để đặt internal link.

Và tôi có thể nói với bạn rằng việc đặt internal link lên đầu trang có thể sẽ giảm tỉ lệ thoát và tăng Dwell Time.

Điều này có ý nghĩa gì với SEO?

Khi ai đó dành thời gian dài trên website của bạn, điều đó sẽ nói với Google:

“Mọi người rất thích kết quả này. Trang này phải là một kết quả tuyệt vời cho từ khóa này. Nó xứng đáng được xếp hạng cao hơn ”.

Và khi bạn đặt các internal link ở vị trí đầu trang, người dùng sẽ thấy và có thể click được một cách dễ dàng hơn.

Đồng nghĩa với việc họ dành nhiều thời gian hơn cho website của bạn.

Ví dụ, ở trang này tôi đặt internal link trong phần mở bài.

Tất nhiên, bạn muốn thêm internal link trên toàn bộ trang của mình. Nhưng hãy thêm 1-2 internal link ở đầu trang khi nó có ý nghĩa.

7. Nên đặt thuộc tính Do Follows

Nếu bạn muốn gửi sức mạnh từ page A sang page B, bạn hãy sử dụng liên kết dofollow bình thường.

Không thêm thẻ nofollow vào internal link. Nó không cần thiết và có thể sẽ không chuyển nhiều giá trị đến trang cần liên kết.

8. Fix các link bị hỏng (lỗi 404)

Các link trỏ đến các trang 404 về cơ bản không có tác dụng gì trong việc gia tăng thứ hạng.

Vì vậy bạn hãy chắc chắn không có liên kết nào trỏ đến các trang 404.

Có một vài cách để bạn theo dõi các liên kết bị hỏng,

Cách đầu tiên là dùng Ahrefs thần thánh, bạn vào Broken Links

Nếu bạn sử dụng plugin Rank Math, thì bạn vào chức năng 404 Monitor để theo dõi các liên kết bị hỏng.

Sau khi bạn có được danh sách các liên kết bị hỏng của mình (404 not found), hãy redirect 301 (chuyển hướng 301) đến các trang liên quan và phù hợp hơn, hoặc bạn chuyển hướng đến trang chủ.

9. Tận dụng Trang chủ

Thông thường, trang chủ của 1 website là trang mạnh nhất.

Vì vậy, muốn bạn muốn truyền sức mạnh đến trang quan trọng nào đó (như trang dịch vụ, sản phẩm, hub pages…) bạn hãy cân nhắc đặt internal link từ trang chủ.

Ví dụ, đây là các trang hub page tôi muốn nhận được sức mạnh từ trang chủ

10. Nói KHÔNG với tự động hoá internal link

Tôi không bao giờ sử dụng các công cụ đi internal link tự động.

Có 3 lý do chính:

  • Không có chiến lược: Các plugin và công cụ tự động thêm internal link mà không hiểu trang nào cần liên kết đến và nên liên kết từ trang nào đến.
  • Spam anchor text: Tùy thuộc vào số lượng nội dung, một plugin có thể DỄ DÀNG tạo hơn 1000+ internal link với anchor text chính xác chỉ trong 1 nốt nhạc.
  • Không quan tâm người dùng: Internal link không chỉ dành cho SEO. Nó cũng giúp người dùng tìm thấy nội dung liên quan trên website của bạn. Ví dụ: một plugin không bao giờ có thể nghĩ đến việc thêm internal link như này:

11. Cuối cùng, đừng lạm dụng internal link

Theo Matt Cutts, tổng số internal link trên một trang không nên lớn hơn 100 (bao gồm cả link điều hướng).

Điều đó không có nghĩa là bạn không thể chèn nhiều hơn 100 liên kết trên một trang.

Ví dụ: trang này trên website VietReview.vn của tôi có ít nhất 400 internal link

Nếu đã vượt qua con số 100, mỗi internal link bổ sung trên trang đó càng ngày càng ít giá trị hơn.

Bonus: Tạo một chiến lược internal link hiệu quả

Với các chú ý trên, bạn có thể tạo một chiến lược interal link theo checklist sau để tối ưu cho website của mình.

  • Bước 1: Xác định các hub pages
  • Bước 2: Tạo các Topic Clusters bằng cách sử dụng internal link
  • Bước 3: Chọn các anchor text phù hợp.
  • Bước 4: Xác định các trang mạnh nhất trên website.
  • Bước 5: Sử dụng internal link để tăng thứ hạng các từ khoá mục tiêu
  • Bước 6: Sử dụng internal link để tối ưu cho các bài viết mới.

Kết luận

Một chiến lược internal link chặt chẽ có thể giúp nội dung của bạn xếp hạng cao hơn trên Google, cho dù đó là nội dung mới hay cũ.

Sau đây tôi tóm tắt 1 vài keypoint về internal link

  • Đặt internal link vào bất cứ chỗ nào có ích cho người đọc.
  • Liên kết giữa 2 bài viết thì nên để trong phần body.
  • Hãy internal link từ bài mới sang bài cũ và ngược lại.
  • Internal link từ các trang có sức mạnh cao đến các trang muốn xếp hạng cao.
  • Internal link từ các trang có traffic cao đến các trang muốn tỷ lệ chuyển đổi cao.
  • Hãy sử dụng anchor text đa dạng, nếu không tìm được anchor text nào để chèn thì có thể để “Bài liên quan”.
  • Hãy xử lý hết các lỗi broken link, 404 page.

Việc kiểm soát internal link lại rất đơn giản, vì bạn toàn quyền với nó.

Nhưng để có chiến lược internal link hiệu quả thì không thể thiếu bước SEO Onpage chất lượng ngay từ đầu, bạn có thể xem tham khảo thêm nhé.

Như vậy, tôi đã chỉ cho bạn một số cách đơn giản để điều chỉnh internal link trên website của bạn.

Bạn nên áp dụng ngay và cho tôi biết thứ hạng từ khoá của bạn được cải thiện như thế nào thông qua phần bình luận bên dưới.

Tài liệu tham khảo

What Data Says About 1 Million Internal Links And How You Can Use It To Improve Your Rankings

https://www.authorityhacker.com/internal-links/

Internal linking for SEO: Why and how?

https://yoast.com/internal-linking-for-seo-why-and-how/

3 Internal Linking Strategies for SEO and Conversions (plus, 10 tips for internal link building)

https://www.orbitmedia.com/blog/internal-linking/

Internal Links for SEO: An Actionable Guide

https://ahrefs.com/blog/internal-links-for-seo/

Internal Links: A Guide to Building a Strategy that Works

https://www.semrush.com/blog/internal-links-guide-to-building-strategy-that-works/
Photo of author

Bài viết của

Lê Tấn Tịnh

Tôi thích nghiên cứu về SEO và phát triển hệ thống website, có thể scale up lên hàng loạt. Tôi muốn chia sẻ các kiến thức của tôi trong quá trình làm việc với SEO cho bạn tại Action Digital.

Bạn đã sẵn sàng để tăng trưởng chưa?

Hãy bắt đầu bằng việc yêu cầu một bản kế hoạch dành riêng cho bạn.

Viết một bình luận