Bài viết nên dài bao nhiêu từ? (Câu trả lời chính xác)

Trong những bài viết trước, chúng tôi đã nói về:

Và hôm nay, tôi lại chia sẻ thêm cho các bạn một câu hỏi được khá nhiều bạn thắc mắc.

“Bài viết nên dài bao nhiêu từ”

Việc tạo blog là một cách tuyệt vời để bạn đem ý tưởng của bạn công bố với cả thế giới biết. 

Độ dài bài viết trên blog có quan trọng không? Câu trả lời ngắn gọn của tôi là .

Tuy nhiên, độ dài bài viết quan trọng nhưng cách bạn sử dụng những từ có giá trị trong bài viết của mình mới là quan trọng nhất. 

Và đối với câu hỏi này, tôi tin chắc rằng sẽ có hàng trăm ý kiến khác nhau.

Có người nói rằng các bài đăng trên blog nên ngắn gọn và đi vào trọng tâm, cũng có người nhấn mạnh bài viết nên dài để đem đến nội dung chi tiết và chuyên sâu cho người đọc. 

Nhưng nếu bạn đến đây để tìm 1 con số chính xác cho các bài viết trên blog của mình thì thật không may, tôi đã làm cho bạn thất vọng rồi. 

Sự thật là: Một con số cụ thể cho tất cả các bài viết trên blog không tồn tại. 

Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về: 

  • Bài viết nên dài bao nhiêu từ?
  • Tại sao nó lại quan trọng. 
  • Cách xác định độ dài bài viết trên blog của bạn 
  • Và nhiều thứ hay ho khác. 

Tại sao độ dài bài viết lại quan trọng

Bạn có từng cho rằng có thể viết một bài dài bao nhiêu từ cũng được không?

Kể từ khi thuật toán Google Panda được ra mắt vào năm 2011, Google đã chú ý nghiêm ngặt đến nội dung của trang web về mức độ liên quan trong bài và những giá trị đối với người dùng. 

Google ngày càng thông minh để phục vụ cho người dùng của mình. Và nó đang tìm kiếm những nội dung chất lượng hơn bao giờ hết.

Đó là lý do tại sao các trang web có bài đăng trả lời đúng các câu hỏi của người dùng sẽ xếp hạng cao hơn so với những bài không mang lại nhiều giá trị.

Tuy nhiên, bài càng dài không phải lúc nào cũng có nghĩa là nội dung chất lượng.

Google có rất rất nhiều thuật toán và nó cực kỳ giỏi trong việc phát hiện các bài đăng có tình trạng “nhồi nhét” từ khóa vào nội dung hoặc nội dung có nhiều “lông tơ” để làm cho nó dài hơn.

Có một điều tôi muốn nói rõ:

Số lượng từ nó chỉ quan trọng nếu nội dung chất lượng.

Bài viết trên blog nên viết bao nhiêu từ?

Theo Hubspot, một bài đăng trên blog phải có từ 2.100–2.400 từ.

Neil Patel thì nói rằng độ dài tối ưu phụ thuộc vào ngành, lĩnh vực của họ, và họ ước tính trong khoảng từ 1.100-2.700.

Còn Backlinko đã phân tích 11,8 triệu kết quả tìm kiếm và đưa ra câu trả lời: “Kết quả trang đầu tiên trung bình của Google chứa 1.447 từ”.

Theo nghiên cứu của Brian Dean, 1 bài viết trên blog có độ dài trung bình 1477 từ. 

Theo phân tích của Ahrefs, có một mối tương quan giữa độ dài bài viết và lưu lượng truy cập.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn viết một bài 3000 từ đăng để đó và chờ đợi vị trí số 1.

Mơ đi nhé!

Tất cả các phân tích ở trên đều giả định rằng có một con số cố định cho bài viết trên blog. Tuy nhiên, điều này nó còn phụ thuộc vào ngành nghề, từ khóa, loại bài,… Mỗi từ khóa sẽ có nội dung cũng như số từ khác nhau cho các mục đích khác nhau của người dùng.

Vâng tôi xin nói lại. Không có một con số cụ thể nào ở đây. 

Tất nhiên, các bài viết trên blog cũng có thể dài ở mức cần thiết. Một số bài chỉ cần 300 từ là truyền tải đủ nội dung. Tuy nhiên, hãy cẩn thận những thuật toán của Google sẽ chú ý đến những bài nội dung mỏng như thế này nhé. 

Theo Rank Math, độ dài của một bài đăng ít nhất 600 từ.

Và Rank Math đã cho điểm nội dung dựa trên độ dài của bài đăng. Đây là cách chấm điểm của Rank Math.

  • Hơn 2500 từ: 100% điểm
  • 2000-2500 từ: 70% điểm
  • 1500-2000 từ: 60% điểm
  • 1000-1500 từ: 40% điểm
  • 600-1000 từ: 20% điểm

Bài viết dài không phải lúc nào cũng cần thiết, cũng tốt, cũng chất lượng, cũng được xếp hạng cao trên Google.

Độ dài trên blog là khác nhau, các bài viết dài không phải lúc nào cũng tốt hơn các bài viết ngắn. 

Một bài viết dài không đảm bảo rằng sẽ có kết quả tốt hơn, cũng giống như các bài viết ngắn không chắc là sẽ không tốt. 

Có 2 điều quan trọng ở đây là đối với bất kỳ từ khóa nào bạn cũng cần phải xác định đối thủ cạnh tranh và ý định, mục đích tìm kiếm của người dùng. 

Và tóm lại: Các blog khác nhau sẽ có chủ đề khác nhau và có độ dài bài viết khác nhau. Bài đăng của bạn phải ngắn gọn, nhưng cung cấp đầy đủ thông tin nhất.”

Google ngày càng thông minh để đánh giá hành vi của người dùng. Cái tôi nói đến ở đây chính là chất lượng chứ không phải số lượng. 

Cách xác định độ dài bài viết

1. Tùy thuộc vào từng chủ đề, từ khóa

Tất nhiên, không có một độ dài bài viết nào là “hoàn hảo”. Độ dài phù hợp tùy thuộc vào thị trường ngách và loại nội dung mà bạn xác định. 

Nội dung chất lượng thường dài, nhưng không phải lúc nào nội dung dài cũng chất lượng. 

Ví dụ: Bạn đang có 1 blog về mặt nạ và bây giờ bạn viết một bài về từ khóa “mặt nạ”

Bạn nghĩ xem bài này dài khoảng bao nhiêu từ. 

Vâng, bài viết này cần dài và toàn diện để có thể xếp hạng được trên Google.  

Tại sao vậy?

Bởi vì phạm vi của chủ đề này rất rộng. 

Vì vậy điều cần lưu ý ở đây là số lượng từ bạn nên đưa vào một bài viết blog phụ thuộc rất nhiều vào chủ đề và cụ thể là phạm vi chủ đề của bạn rộng đến mức nào.

Chọn phạm vi bài viết là cực kỳ quan trọng.

Cá nhân tôi nhận thấy rằng đối với blog bạn nên chọn một phạm vi rất hẹp, đi càng sâu, càng chi tiết và viết càng nhiều về chủ đề đó.

Ở đây, tôi giới thiệu cho bạn một Add-on trên Chrome là Keyword Surfer, giúp bạn xác định được độ dài của các bài viết của chủ đề nào đó trên Google.  

Sau khi bạn cài đặt xong, bạn sẽ thấy được các chỉ số về traffic, độ dài, mật độ từ khóa của đối thủ xuất hiện trong bài như hình.

Xác định đối thủ cạnh tranh, độ dài trung bình của các bài viết của từ khóa đó. Xác định những nội dung gì còn thiếu và mình có thể thêm những ý gì để bài viết của mình thêm độc đáo và sáng tạo.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điều đừng cố gắng viết dài, viết lan man để cố gắng làm cho bài viết của mình trở nên dài hơn. Việc thêm nội dung không mang lại giá trị sẽ không giúp ích được gì và có thể khiến người đọc thoát ra nhanh hơn mà thôi.

Hãy nhớ rằng, số từ trung bình của đối thủ cạnh tranh chỉ đơn giản là một kim chỉ nam. Điều đó cho thấy những gì Google cho là có giá trị, nhưng không phải lúc nào cũng có nghĩa là người dùng của bạn sẽ thích, sẽ đồng ý với ý kiến đó.

Nếu bạn nhận thấy các bài viết ngắn có tỷ lệ thoát cao bất thường hoặc các bài viết dài không nhận được sự tương tác, thì bạn cần xem xét audit content lại.

Việc nghiên cứu từ khóa, nghiên cứu đối thủ là điều cực kỳ quan trọng quyết định hướng đi của mình như thế nào? 

2. Xác định đối tượng, phạm vi tiếp cận

Đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn cũng là một yếu tố quyết định đến độ dài bài đăng trên blog của bạn. 

Khi bạn bắt đầu viết blog của mình, điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng mục đích là tiếp cận đến đúng đối tượng.

Đặt mình vào vị trí của người dùng và hình dung về câu trả lời mà mình mong muốn sẽ nhận được. Từ đó, bạn sẽ có thể chọn độ dài bài đăng trung bình phù hợp cho bài viết của mình. 

Độ dài sẽ phụ thuộc vào hành vi người dùng của bạn. Bài đăng của bạn cần phải trả lời được đúng ý định tìm kiếm của người dùng, khiến cho người dùng cảm thấy thỏa mãn và không cần phải đi đâu nữa.

Khi phân tích số lượng từ, bạn nên cân nhắc xem mỗi từ có khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn đến đâu. 

Mỗi từ trong blog đều có tiềm năng tiếp cận được nhiều người dùng. Hãy nhớ rằng, mỗi ngày có hàng triệu bài đăng với từ khóa đó xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm. Vì vậy, hãy làm cho từng từ có giá trị.

3. Xác định đúng search intent

Một điểm quan trọng cần xem xét khi bạn tìm độ dài bài viết trên blog của mình là mục đích tìm kiếm của người đọc – chính xác là những gì họ đang tìm kiếm.

Hiểu những gì người dùng thực sự đang tìm kiếm trên Google.

Điều này cực kỳ quan trọng mà nhiều người viết blog không để ý đến điều này. 

Đây là những câu hỏi bạn cần phải luôn luôn đặt ra khi viết bài trên blog:

  • Làm thế nào để người dùng tìm thấy nội dung của bạn?
  • Người dùng sẽ nhập gì vào ô tìm kiếm?
  • Họ đang cần một kết quả chính xác hay là muốn biết tổng quan về vấn đề. 

Nhưng làm thế nào để bạn biết được những gì người dùng đang thực sự đang tìm kiếm trên Google?

Sử dụng tính năng Keyword Explorer của công cụ Ahrefs để phân tích từ khóa. Tôi đã có bài hướng dẫn về cách sử dụng Ahrefs bạn có thể xem thêm để hiểu rõ hơn về cách sử dụng công cụ này.

Tại sao cái này lại quan trọng đến vậy? Điều này có liên quan gì đến độ dài của bài viết?

Hiểu được cách người dùng truy cập bài đăng trên blog của bạn sẽ thay đổi cách bạn viết bài.

Và từ đó, bạn sẽ thấy được nó sẽ ảnh hưởng đến số lượng từ bạn sẽ đưa vào bài viết của mình.

Thông tin nào đáp ứng truy vấn tìm kiếm của người dùng và trả lời đầy đủ ý định cho mục đích tìm kiếm của họ.

Các truy vấn khác nhau có mục đích tìm kiếm khác nhau.

Điều cốt lõi là hiểu được mục đích tìm kiếm và tạo ra nội dung chất lượng đáp ứng đúng nhu cầu của người đọc.

Ví dụ:

Người dùng search từ khóa “son Black rouge A12” thì ý định của người dùng là muốn xem chính xác cái mẫu son này.

Vì bạn chỉ cần đi vào chi tiết về màu A12 của dòng son Black Rouge. Về giá, về thành phần, về màu sắc, về địa chỉ mua kèm theo đó là cách sử dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng màu son này. 

Còn khi người dùng search “son môi” thì sao?

Người dùng đang mông lung, không biết chọn dòng son gì, màu gì. Vì vậy, điều bạn cần làm ở đây là list ra các mẫu son hot hit hiện nay để cho người dùng tha hồ lựa chọn. 

4. Đảm bảo nội dung có liên quan 

Bạn phải lựa chọn từ ngữ của mình một cách khéo léo, có chủ đích khi viết một bài trên blog về một chủ đề nhất định.

Tốt nhất, mỗi từ, câu và đoạn văn nên có mối quan hệ trực tiếp với chủ đề ban đầu.

Bạn cần phải chắc chắn rằng bạn không đi lạc chủ đề .

Bởi vì khi bạn đi lạc chủ đề, điều này sẽ không giúp bạn có được xếp hạng cao cho từ khóa trọng tâm của mình.

Nghe có vẻ hợp lý?

Vâng, vâng! Tuy nhiên, hầu hết những người viết blog đều đưa vấn đề mà tôi nói ở trên vào thực tế.

Nếu bạn muốn xếp hạng tốt hơn, bạn phải ghi nhớ điều này. Đừng “đánh đập lung tung”, hãy cung cấp nội dung phù hợp và trả lời cho câu hỏi vào chính thời điểm đó!

Và đó, thưa quý vị, là cách để viết một bài blog chất lượng.

Một bài viết tốt chỉ nên chứa nhiều từ cần thiết để trả lời một cách hoàn hảo và trọn vẹn một câu hỏi nhất định.

Nhưng rốt cuộc thì nên viết bao nhiêu từ?

Số từ tối thiểu khi viết một bài đăng trên blog là khoảng 800 từ (đó là ý kiến ​​khách quan của tôi).

Vì vậy, khi bạn đặt phạm vi cho bài viết của mình, hãy tự hỏi bản thân những điều sau: Mình có thể trả lời cho câu hỏi, từ khóa trong ít nhất 800 từ không?

Nếu câu trả lời là không, rất có thể phạm vi bạn chọn quá nhỏ.

5. Tuổi của domain

Một điều bạn cần lưu ý là tuổi của domain. 

Nếu bạn chỉ mới bắt đầu viết blog, giả sử bạn đã có 3 tháng với blog của mình, thì bạn không nên viết các bài viết “khổng lồ” cho những từ khóa rộng với vài ngàn từ trở lên.

Tại sao không?

Là một blogger mới với một blog mới, việc “đuổi” theo những từ khóa lớn trong thị trường ngách của bạn không có ý nghĩa gì cả. 

Tại sao lại như vậy?

Bởi vì đơn giản là bạn sẽ không thể xếp hạng cho những từ khóa này.

Vì vậy, xin đừng nghĩ rằng bạn có thể xếp hạng cao hơn đối thủ của mình ở vị trí số 1 cho từ khóa chính và quan trọng nhất trong thị trường ngách chỉ vì bạn sẽ viết một bài dài 8000 từ “hoành tráng”.

Điều này sẽ xảy ra nhưng không phải đối với một blog mới. Nếu bạn đã được một hoặc hai năm, điều này có thể sẽ có khả thi hoặc ít nhất sẽ đáng để bạn thử.

Nhưng cho dù như thế nào, hãy luôn cố gắng và nổ lực cho hành trình viết blog của mình nhé!

Kết bài

Trên đây là những ý kiến khách quan của tôi.

Thay vì băn khoăn về độ dài của blog, bạn nên tập trung năng lượng vào việc tạo nên một bài viết thật chất lượng.

Và bạn nên chú ý rằng mỗi đoạn nên viết 3-4 dòng thôi. Điều đó giúp cho bài đăng của mình trở nên dài hơn, trông dễ hiểu dễ đọc và đặc biệt sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng. 

Và xin đừng viết các bài đăng trên blog của bạn như cách bạn viết một cuốn sách với những đoạn văn siêu dài “tràn lan đại hải”.

Tôi hy vọng rằng sau khi đọc hướng dẫn này, bạn sẽ có cài nhìn toàn diện hơn đối với số từ bài viết trên blog của mình.

Cuối cùng, thay vì lo lắng, “Một bài đăng trên blog nên viết bao nhiêu từ?”, Hãy chuyển trọng tâm của bạn sang việc tạo ra nội dung chất lượng, toàn diện mà độc giả của bạn sẽ yêu thích.

Còn bạn, theo bạn nghĩ bài viết trên blog nên dài bao nhiêu từ? Cho tôi biết nhé!

Tài liệu tham khảo

How Long Should Blog Posts Be? The ‘Truth’ About Content Length

https://ahrefs.com/blog/blog-post-length/
Photo of author

Bài viết của

Trang Đoàn

Tôi là ĐOÀN TRANG, tôi ở đây giúp bạn học và tự trải nghiệm. Với một con người có đam mê mãnh liệt với Marketing, thích thử thách và mạo hiểm. Những kiến thức mà tôi chia sẻ là những đúc kết đầy tâm huyết của tôi. Cùng đồng hành và phát triển nhé!

Bạn đã sẵn sàng để tăng trưởng chưa?

Hãy bắt đầu bằng việc yêu cầu một bản kế hoạch dành riêng cho bạn.

Viết một bình luận